-
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết -
Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp -
Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party -
BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025 -
Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên -
OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện
Toàn cảnh diễn đàn An ninh Tài chính tiền tệ sáng ngày 24/12/2020. |
Diễn đàn An ninh Tài chính Tiền tệ được tổ chức với sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Công ty TNHH MTV My Health, CTCP Vibiz Việt Nam.
Việc duy trì được sự ổn định và lành mạnh tài chính trong quá trình vận hành của thị trường và hoạt động của các định chế tài chính là một yêu cầu cực kỳ quan trọng, có thể nói là sống còn đối với mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, trên cơ sở đó giảm thiểu và hạn chế được rủi ro trên thị trường và hệ thống tài chính. Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và tự do hóa kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay.
Chia sẻ tại diễn đàn, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguy cơ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn thế giới.
Những đề xuất xuất phát từ những bài học và những nguyên nhân rút ra từ cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng từ Mỹ tới toàn cầu những năm cuối 2000, nhằm góp tiếng nói đề xuất với các bên quan tâm để cùng được hướng về và nhìn thấy một hệ thống ngân hàng, tài chính Việt Nam phát triển trong sự an toàn và bền vững trong nền kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng phát triển của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế quốc tế.
Tại diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực đã đưa ra những kiến nghị về ma trận rủi ro đối với Việt Nam theo từng cấu phần, và tổng thể của thị trường tài chính được tóm lược trong bài diễn thuyết cho thấy, Việt Nam đang ở mức Trung bình – Khá để có thể giảm thiểu tác động tiêu cực, ứng phó với các cú sốc bên ngoài.
Tuy nhiên, cần lưu ý, rủi ro luôn đan xen, lan truyền; các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả.
TS Cấn Văn Lực cho biết: Định kỳ nửa năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ công bố báo cáo về chính sách kinh tế và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ. Nếu bất kỳ đối tác thương mại nào có thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ và cán cân vãng lai thặng dư lớn, Hoa Kỳ sẽ phân tích sâu để xem xét quốc gia này có thao túng tiền tệ hay không. Các “ngưỡng” tiêu chí cụ thể sẽ được rà soát định kỳ, tùy thuộc vào chính sách kinh tế, đối ngoại của Hoa Kỳ từng thời kỳ. Nếu một quốc gia chạm tất cả các “ngưỡng”, Hoa Kỳ sẽ gắn mác thao túng tiền tệ. Khi đó, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp để can thiệp, có thể là đàm phán để các quốc gia điều chỉnh chính sách, thậm chí đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với quốc gia đó nếu không đạt được thỏa thuận và các cam kết không có tiến triển.
Từ kỳ rà soát tháng 5/2019, Hoa Kỳ đã có một số thay đổi về tiêu chí thao túng tiền tệ. Ở vòng kiểm duyệt đầu tiên, Hoa Kỳ sẽ xem xét các đối tác thương mại chính có tổng kim ngạch thương mại hàng hóa song phương hơn 40 tỷ USD (thay cho tiêu chí cũ là xem xét 12 đối tác thương mại lớn nhất). Ở vòng thứ hai, Hoa Kỳ vẫn đưa ra ba tiêu chí đánh giá khả năng một quốc gia thao túng tiền tệ, cụ thể: có thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ hơn 20 tỷ USD; thặng dư cán cân tài khoản vãng lai tương đương 2% GDP (trước đây là 3%); và can thiệp một chiều (mua hoặc bán ròng), kéo dài trên thị trường ngoại tệ trong liên tục sáu tháng trên giai đoạn 12 tháng, với tổng lượng mua ròng hơn 2% GDP.
Chia sẻ tại diễn đàn, các chuyên gia đã chỉ ra nhiều nguy cơ, đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm đảm bảo vấn đề an ninh tài chính, tiền tệ trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn thế giới.
-
Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên -
OCB thu hút doanh nghiệp FDI với các giải pháp tài chính số toàn diện -
Chuyển đổi số trong quản lý: Meey Group tiên phong với hệ thống BSC/KPI -
Agribank triển khai gói tín dụng ưu đãi lớn lên tới 110.000 tỷ đồng ngay từ đầu năm 2025 -
Những sản phẩm thuần chay, lành tính cho em bé “lên ngôi” -
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư -
Ký kết hợp tác DIC Resco - MS Real: Khởi đầu định hướng chiến lược mang tầm nhìn dài hạn
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party
- BIDV triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025
- Sắm Tết thảnh thơi cùng thẻ tín dụng BAC A BANK, khách hàng nhận thêm 3 năm miễn phí thường niên