-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 22/1/2025 -
Chi hơn 19 tỷ USD nhập thép và sản phẩm từ sắt thép -
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa
Đo tiềm lực của của SCSC
Hiện nay, SCSC cung cấp 3 dịch vụ chính: khai thác nhà ga hàng hóa, cho thuê sân đậu máy bay, cho thuê văn phòng và bãi đỗ xe. Trong đó, hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính của SCSC là khai thác nhà ga hàng hóa, chiếm hơn 90% doanh thu.
Nhà ga hàng hóa của SCSC có công suất thiết kế 200.000 tấn hàng hóa (giai đoạn I), sau đó nâng lên 350.000 tấn hàng hóa (giai đoạn II) để phục vụ hàng hóa quốc tế với sản lượng hàng hóa ra vào bình quân 460 tấn/ngày.
Nguồn thu chính của SCSC là khai thác nhà ga hàng hóa |
Sản lượng hàng hóa quốc tế tại Sân bay Tân Sơn Nhất năm 2018 và 2019 dự kiến đạt tương ứng 163.200 tấn và 186.000 tấn, bằng 81,6% và 93% công suất thiết kế giai đoạn I.
Để nâng công suất từ 200.000 tấn lên 350.000 tấn/năm, Công ty sẽ triển khai đầu tư giai đoạn II trong năm 2019. Công ty dự kiến sử dụng 100% công suất thiết kế giai đoạn I vào năm 2020 và 100% công suất thiết kế giai đoạn II vào năm 2026.
Về tình hình kinh doanh, trong quý II/2018, Công ty đã ký thêm hợp đồng mới với một số hãng hàng không nước ngoài, giúp doanh thu quý II và 6 tháng đầu năm 2018 của SCSC tăng so với năm ngoái. Doanh thu của SCSC đạt 167 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 114 tỷ đồng), lũy kế 6 tháng đạt 314 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 274,6 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 107 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 91,4 tỷ đồng), lũy kế 6 tháng đạt 198 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 168 tỷ đồng).
Trong nửa đầu năm 2018, lợi nhuận của SCSC tăng đáng kể, ngoài việc tăng doanh thu, còn có lý do Công ty đã giảm được đáng kể chi phí tài chính so với năm ngoái (chỉ là 186 triệu đồng so với 3,84 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái).
Nguyên nhân chính khiến Công ty tiết giảm được khoản chi phí tài chính là việc giảm giá trị vay nợ, giúp giảm chi phí lãi vay. Hiện tại, Công ty có tỷ lệ vay nợ khá thấp, chỉ ở mức hơn 224 tỷ đồng trên tổng số hơn 1.000 tỷ đồng tài sản. Dòng tiền của SCSC cũng vận hành khá tốt trong 6 tháng đầu năm, với con số lưu chuyển tiền thuần trong kinh doanh dương 322 tỷ đồng (cùng kỳ âm hơn 26 tỷ đồng).
Một vài con số trên cho thấy, các chỉ số tài chính của SCSC đang khá tốt, nhưng vốn chủ sở hữu của Công ty cũng giảm liên tục trong những quý gần đây, từ mức 914,4 tỷ đồng vào cuối năm 2017, xuống 885,5 tỷ đồng vào cuối quý I/2018 và tiếp tục giảm còn 789,8 tỷ đồng vào cuối quý II/2018.
Ảnh hưởng của “đại gia” Gemadept
Trong Hội đồng Quản trị của SCSC hiện nay, Công ty cổ phần Gemadept chiếm gần nửa số ghế (3/7 thành viên Hội đồng Quản trị). Một số nhà đầu tư lo ngại rằng, quyền lực quá lớn của Gemadept khiến tính đại chúng của SCSC sẽ không cao, thậm chí, SCSC có thể như một doanh nghiệp “đệ tử” của Gemadept.
Liên quan vấn đề này, bà Bùi Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCSC cho biết, việc phân bổ số lượng thành viên Hội đồng Quản trị được Công ty thực hiện theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Theo đó, Gemadept là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 32,25% cổ phần của Công ty, nên họ có quyền có 3 đại diện tại Hội đồng Quản trị.
Hiện tại, trong các khoản đầu tư của Gemadept vào các công ty liên kết thì khoản đầu tư tại SCSC là một trong 2 khoản đầu tư lớn nhất, chỉ sau khoản đầu tư tại Công ty cổ phần Cảng Cái Mép Gemadept - Teminal Link. Tuy nhiên, đây là khoản đầu tư đem lại lợi nhuận lớn nhất, với hơn 105 tỷ đồng lợi nhuận trên vốn đầu tư ban đầu hơn 396 tỷ đồng. Trong khi đó, với khoản đầu tư 1.477 tỷ đồng tại Cái Mép Gemadept - Teminal Link, Gemadept bị thua lỗ hơn 116,4 tỷ đồng.
Trong cơ cấu cổ đông hiện nay của SCSC, ngoài cổ đông lớn nhất là Gemadept, một số đại gia khác cũng đang cùng nhau nắm giữ số lượng cổ phiếu SCS khá lớn. Đó là các tên tuổi như Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Công ty TNHH một thành viên Sửa chữa máy bay 41, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ đầu tư Sài Gòn Hàng không, Công ty cổ phần Chứng khoán Công nghiệp Việt Nam. Cổ đông bên ngoài hiện chỉ kiểm soát gần 28% cổ phần đang lưu hành của Công ty.
-
Kết thúc năm 2024, D2D ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 3,4 lần so với năm trước -
Doanh nghiệp vận tải gặp khó và nỗi lo tăng giá hàng hóa -
Inventec Technology nhận "sổ đỏ", chuẩn bị khởi công nhà máy sản xuất thiết bị thông minh -
Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO -
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa -
Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ -
Viettel Post lập công ty tại Quảng Tây; Digiworld chia tách Digiworld Venture; 911 mở thêm công ty
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa