
-
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025
-
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn
-
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, tiền thân là Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn trực thuộc Công ty Điện Lực III, được khởi công xây dựng từ năm 1991. Nhà máy chính thức đưa vào sản xuất và hoà lưới điện quốc gia từ năm 1994. Công suất thiết kế của nhà máy là 66 MW, với sản lượng điện hàng năm 230 triệu kWh. Thời điểm đó, đây là nhà máy thuỷ điện có quy mô lớn đầu tiên ở miền Trung và Tây Nguyên, góp phần giải quyết nhu cầu điện cho vùng lõm và ổn định chất lượng điện cho hệ thống điện quốc gia.
Từ năm 1999, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã giao nhiệm vụ cho Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn quản lý và vận hành dự án Nhà máy Thủy điện Sông Hinh. Từ tháng 7/2000, Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn được đổi tên thành Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh với bốn tổ máy hoạt động cung cấp sản lượng điện hơn 600 triệu kWh vào lưới điện quốc gia hàng năm.
![]() |
Thỏa thuận về giá bán điện giữa EVN và Vĩnh Sơn - Sông Hinh là “thủ phạm” chính dẫn đến những “biến động như chong chóng” về lợi nhuận của VSH |
Tại nội dung giải trình về sự sụt giảm bất thường của lợi nhuận quý IV/2015, ông Võ Thành Trung, Chủ tịch HĐQT Vĩnh Sơn - Sông Hinh cho biết, sự sụt giảm lợi nhuận là do sản lượng điện quý IV/2015 giảm 4,25% so với quý IV/2014. Ngoài ra, tháng 12/2014, Công ty đã ký được hợp đồng mua bán điện với EVN. Do đó, doanh thu quý IV/2014 bao gồm cả doanh thu sản xuất điện chênh lệch giữa giá tạm tính và giá hợp đồng từ năm 2010 đến năm 2013. Vì vậy, doanh thu sản xuất điện quý IV/2015 so với doanh thu cùng kỳ năm trước giảm 69,88%, ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận sau thuế giảm 86,84% như trong báo cáo tài chính công ty mẹ.
Đây không phải lần đầu tiên, kết quả kinh doanh của Vĩnh Sơn – Sông Hinh có những màn “nhảy múa” và xoay như chong chóng. Trong quý III/2015, công ty này cũng bất ngờ cho kết quả lợi nhuận tăng vọt tới 8.800% so với cùng kỳ năm trước, đạt 43,65 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế quý III/2014 chỉ vẻn vẹn có 0,49 tỷ đồng.
Hợp đồng mua bán điện giữa EVN và Vĩnh Sơn - Sông Hinh được ký hồi tháng 12/2014 vẫn là lý do giải thích cho màn “nhảy múa” của kết quả kinh doanh quý III/2015 của công ty này. Theo đó, lãnh đạo công ty cho biết, quý III/2014, Công ty chưa ký được hợp đồng mua bán điện với EVN, nên doanh thu được tính theo giá tạm tính. Đến tháng 12/2014, Công ty đã ký hợp đồng mua bán điện và tham gia thị trường điện, nên giá bán điện được tính theo giá thị trường (áp dụng cho các nhà máy điện có công suất trên 30 MW). Vì vậy, doanh thu sản xuất điện công ty mẹ quý III/2015 tăng 223,55%, ảnh hưởng đến lợi nhuận của quý này.
Qua những nội dung trên, thỏa thuận về giá bán điện giữa EVN và Vĩnh Sơn - Sông Hinh là “thủ phạm” chính dẫn đến những “biến động như chong chóng” về lợi nhuận của công ty này. Theo nội dung thỏa thuận này, giá bán điện của Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn là 333,37 đồng/kWh, của Nhà máy Sông Hinh là 461,82 đồng/kWh. Trong khi đó, giá bán được chốt cho giai đoạn năm 2010 đến năm 2013 lần lượt là 428,7 đồng/kWh, 376,4 đồng/kWh, 370,6 đồng/kWh và 449,4 đồng/kWh.
Tuy nhiên, những khác biệt về lợi nhuận quý III và quý IV/2015, trong cùng một điều kiện giá bán điện như nhau, vẫn đang là một ẩn số chưa được giải nghĩa. Theo đó, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ quý III/2015 là 43,65 tỷ đồng, với sản lượng điện quý này là 128,49 triệu kWh. Trong khi đó, sản lượng điện trong quý IV/2015 đã tăng mạnh lên tới 176,71 triệu kWh (tăng 37,5% so với quý III), nhưng lợi nhuận lại bất ngờ giảm xuống chỉ còn 34,95 tỷ đồng (giảm 20% so với quý III).

-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn -
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn -
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn -
Chứng khoán DNSE thay tướng -
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh