
-
Quảng Ngãi đề nghị thông qua 2 đồ án quy hoạch lớn tại Khu kinh tế Dung Quất
-
An Giang có 4 chủ đầu tư chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án
Mô hình Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội. |
Làm rõ thêm lợi thế PPP
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Nhà nước vừa có Công văn số 7175/BKHĐT-GSTĐĐT gửi UBND TP. Hà Nội đề nghị giải trình và bổ sung hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Yêu cầu này được đưa ra sau khi Cơ quan thường trực nhận được ý kiến đối với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án của 8/14 thành viên Hội đồng; kết quả cuộc họp thẩm định của Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành hôm 6/10.
Trong 17 nhóm vấn đề cần được UBND TP. Hà Nội làm rõ với siêu dự án đường bộ có tổng mức đầu tư lên tới 94.127 tỷ đồng nêu trên, cấn cá được đề nghị làm rõ nhiều nhất liên quan đến việc lựa chọn thực hiện theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Tại Công văn số 7175, Cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Nhà nước cho rằng, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuy có thuyết minh về sự cần thiết đầu tư Dự án, nhưng các phân tích còn chung chung, chưa làm nổi bật được thực trạng, nhu cầu cấp thiết phải đầu tư.
Trước đó, tại Tờ trình số 173/TTr-UBND ngày 19/8/2021 về việc trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, UBND TP. Hà Nội đề nghị chia Dự án thành 3 dự án thành phần. Trong đó, Dự án thành phần 1 - công tác giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư 24.242 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương; Dự án thành phần 2 - xây dựng đường đô thị, đường song hành có tổng mức đầu tư 9.399 tỷ đồng, dự kiến sử dụng ngân sách địa phương; Dự án thành phần 3 - đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc đi trên có tổng mức đầu tư 60.486 tỷ đồng, dự kiến đầu tư theo hình thức PPP (vốn nhà nước góp 55%, vốn tư nhân góp 45%).
Với đề xuất trên, Cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Nhà nước cho rằng, về tổng thể, Dự án có vốn nhà nước đóng vai trò chủ đạo (65.487 tỷ đồng, chiếm 69,6% tổng mức đầu tư), nên lợi thế thu hút vốn tư nhân không còn nhiều. Mặt khác, so với phương thức đầu tư công sử dụng 100% vốn đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP tại Dự án sẽ làm tăng tổng mức đầu tư thêm 2.584 tỷ đồng tiền lãi vay trong thời gian xây dựng.
“Ngoài ra, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cũng chưa làm rõ, nếu thực hiện theo phương thức PPP, sẽ thu hút được công nghệ và kinh nghiệm quản lý có lợi thế hơn từ khu vực tư nhân”, Công văn số 7175 do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương ký nêu rõ.
Nặng gánh ngân sách
Một điểm cấn cá khác tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội mà UBND TP. Hà Nội phải làm rõ là khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư tại Dự án thành phần 3 - xây dựng hệ thống đường cao tốc đi trên cao.
Cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Nhà nước cho rằng, tại Dự án, ngoài Dự án thành phần 3 theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT còn xây dựng đường đô thị, đường song hành đi dưới thấp (Dự án thành phần 2). Việc đầu tư đường song hành dưới thấp sẽ ảnh hưởng tới việc khai thác, phân lưu luồng xe với đường BOT trên cao. Do đó, Cơ quan thường trực đề nghị UBND TP. Hà Nội có tính toán chi tiết phân lưu giữa đường trên cao và đường dưới thấp để xem xét khả năng hoàn vốn và tính khả thi của Dự án thành phần 3 đi trên cao.
Được biết, trong Công văn số 10492/BGTVT-ĐTCT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tháng 10/2021 để góp ý về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cũng đưa ra những lo ngại tương tự liên quan đến phương án tài chính của Dự án thành phần 3.
Cụ thể, Bộ GTVT cho rằng, Dự án thành phần 3 đề xuất phần vốn nhà nước hỗ trợ tới 55% tổng mức đầu tư, lớn hơn 5% so với quy định của Luật PPP. Với phương án này, thời gian thu phí hoàn vốn Dự án thành phần 3 là 21 năm. Tuy nhiên, trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, chủ dự án chưa đưa ra các luận chứng thuyết phục, trong khi theo tính toán sơ bộ, thì thời gian thu phí đối với trường hợp Nhà nước hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư là 26 năm.
“UBND TP. Hà Nội cần rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng để đề xuất phương án tối ưu do phần hỗ trợ của Nhà nước đã chiếm khoảng 70% tổng mức đầu tư của cả dự án tổng thể. Vì vậy, việc đề xuất tăng vốn hỗ trợ Nhà nước tham gia tại Dự án thành phần 3 (vượt quá quy định của Luật PPP) sẽ không huy động được tối đa nguồn lực ngoài ngân sách, dẫn đến việc đầu tư theo phương thức PPP không còn nhiều lợi thế”, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT nhận xét.

-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Động lực giải ngân đại dự án -
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới