Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Án tử cho DN FDI không đăng ký lại đã cận kề
Nguyên Đức - 28/01/2014 21:25
 
Đến ngày 1/2/2014, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã hết thời hạn thời hạn hoạt động mà chưa đăng ký lại, thì sẽ phải giải thể, chấm dứt hoạt động. Rà soát doanh nghiệp FDI sắp hết hạn hoạt động >Luật Đầu tư: 8 năm, 1 vướng mắc
TIN LIÊN QUAN

Nghị định 194/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp có vốn FDI và đổi Giấy phép đầu tư của dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ chính thức có hiệu lực sau hơn 1 tuần nữa (ngày 15/1/2014).

Theo quy định tại Nghị định, doanh nghiệp FDI đã được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1/7/2006 có quyền quyết định thời điểm đăng ký lại, chuyển đổi doanh nghiệp và tổ chức quản lý hoạt động theo quy định của pháp luật.

Không chịu đăng ký lại, doanh nghiệp FDI sẽ phải giải thể, ngừng hoạt động từ ngày 1/2/2014
Không chịu đăng ký lại, doanh nghiệp FDI sẽ phải giải thể, ngừng hoạt động từ ngày 1/2/2014

Doanh nghiệp FDI được thành lập trước ngày 1/7/2006, đã hết thời hạn hoạt động theo quy định tại Giấy phép đầu tư sau ngày 1/7/2006, chưa thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và có đề nghị được tiếp tục hoạt động phải đăng ký lại trước ngày 1/2/2014.

Nếu không, sẽ phải thực hiện thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các doanh nghiệp diện này sẽ chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn để chuẩn bị các thủ tục đăng ký lại. Nếu không kịp, sẽ không thoát khỏi “án tử”.

Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định, các doanh nghiệp đã hết thời hạn hoạt động muốn đăng ký lại phải đáp ứng được các điều kiện: ngành, nghề kinh doanh không thuộc diện bị cấm kinh doanh; dự án phải phù hợp các quy hoạch kết cấu hạ tầng đô thị, sử dụng đất, khai thác, chế biến khoáng sản…; cam kết tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, giao dịch từ thời điểm hết hạn hoạt động đến thời điểm đăng ký lại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Muốn được đăng ký lại, doanh nghiệp cũng phải còn vốn chủ sở hữu. Nếu không, thì phải cam kết tối đa 3 năm sau ngày đăng ký lại sẽ tăng vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng vốn điều lệ.

Theo quy định tại Nghị định, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có 1 nhà đầu tư thì đăng ký lại thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có từ hai nhà đầu tư trở lên thì đăng ký thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty cổ phần đăng ký lại thành công ty cổ phần.

Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp đăng ký lại phải nộp lại bản gốc Giấy phép đầu tư, các Giấy phép đầu tư điều chỉnh và Giấy chứng nhận điều chỉnh Giấy phép đầu tư đã cấp (nếu có) cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi nhận Giấy chứng nhận đầu tư.

Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp đồng thời với đăng ký lại, doanh nghiệp cũng nộp hồ sơ theo quy định tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Theo Nghị định, quyết định đăng ký lại và chuyển đổi doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua quyết định.

Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư cũng sẽ được cấp trong thời hạn 15 ngày nếu không phải hỏi ý kiến các Bộ, ngành và không quá 45 ngày làm việc nếu cần lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư