
-
Chủ động ứng phó trước tác động thuế quan và các biến động của thương mại toàn cầu
-
Dồn sức cho “kỳ họp lịch sử” của Quốc hội
-
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91%
-
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng
-
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng -
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân
![]() |
Tổng cục Thống kê vừa cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng Chín giảm 2% so với tháng Tám.
Thực tế, những tháng gần đây, xuất nhập khẩu đang có xu hướng giảm dần. Tháng Tám, kim ngạch xuất khẩu thậm chí còn giảm 4,2% so với tháng Bảy, đạt 54,57 tỷ USD.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, ước tính tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nếu tính chung quý III, là quý mà kinh tế Việt Nam nói chung, xuất nhập khẩu nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, thì kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 83,89 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với quý II năm nay (tăng 7% so với quý I).
Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, dù vẫn đạt mức tăng trưởng cao, song tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đang có xu hướng chậm lại. 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 21,8%.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 240 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước đạt 62,72 tỷ USD, tăng 8,5%, chiếm 26,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 177,8 tỷ USD, tăng 22,8%, chiếm 73,9%. Như vậy, khu vực đầu tư nước ngoài vẫn chiếm thế chủ đạo trong xuất khẩu hàng hóa.
Trong khi đó, tháng Chín, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 26,5 tỷ USD, giảm 3,1% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu quý III/2021 ước tính đạt 84,55 tỷ USD, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,5% so với quý II năm nay (tăng 11,8% so với quý I).
Còn nếu tính chung 9 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 242,65 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 83,72 tỷ USD, tăng 25%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 158,93 tỷ USD, tăng 33,6%.
Như vậy, ước tính, trong tháng Chín, xuất siêu đã quay trở lại, với 0,5 tỷ USD. Tuy vậy, con số này chưa bền vững.
Tính chung 9 tháng, cán cân thương mại hàng hóa vẫn nhập siêu 2,13 tỷ USD, trái ngược với mức xuất siêu 16,66 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,87 tỷ USD.
Nếu xét về thị trường, trong 9 tháng, Việt Nam xuất siêu sang EU 16,2 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 42,8 tỷ USD, tăng 70,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 24,1 tỷ USD, tăng 29,6%; nhập siêu từ ASEAN 10,1 tỷ USD, tăng 112,3%.

-
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân -
Bộ Tài chính sau hợp nhất: Sắp tới sẽ ngày càng tốt lên, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn -
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể -
Bộ Tài chính: Bình quân mức thuế xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chỉ khoảng 15% -
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam -
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước -
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn