Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 19 tháng 09 năm 2024,
[Ảnh] Trai làng Thúy Lĩnh cầu may bằng trái cầu 20 kg
Đức Thanh - 15/02/2024 22:24
 
Cứ vào mùng 4 đến mùng 6 Tết, dân làng Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) lại hòa mình với hội vật cầu làng Thúy Lĩnh, một phong tục đẹp góp phần làm nên bức tranh văn hóa truyền thống của vùng đất Thăng Long văn hiến.

Theo các nhà nghiên cứu, hội vật cầu làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), gắn với huyền tích về thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.

Những quả cầu son được làm từ gỗ mít sơn son thếp vàng với các kích thước phù hợp với phần thi ở các lứa tuổi. Quả cầu 10 kg dành cho lứa tuổi dưới 12 và dưới 17, quả cầu nặng nhất 20 kg dành cho thanh niên trên 18 tuổi.
Vật cầu là môn thể thao rèn luyện không chỉ cả thể lực mà còn cả trí lực, đòi hỏi người thi đấu mưu trí, nhanh nhẹn, có tư duy phán đoán nhanh nhạy, sự phối hợp với các thành viên trong của đội mình thật tốt để đưa quả cầu về hố đạt đủ số điểm do Ban tổ chức quy định.
Các chàng trai giành giật, cản phá quyết liệt nhau để tranh quả cầu gỗ mít.
Giằng co quyết liệt để đưa quả cầu nặng hơn 20 kg về hố của đội mình, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt trong hội vật cầu Thúy Lĩnh.
Vật cầu có 4 đội canh 4 hố, hình thức thi đấu được mô phỏng theo hình thức luyện quân của thái tử Linh Lang Đại Vương.
Hội vật sẽ có 12 đội, mỗi đội có từ 6-8 người, được chia làm 3 bảng. Mỗi bảng đấu có 4 đội thi đấu để chọn ra 8 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu bán kết và chung kết.
Thành viên tham dự hội vật cầu chủ yếu là trai làng Thúy Lĩnh, có sức khỏe, có tinh thần thi đấu thể thao thượng võ.
Hội vật cầu Thúy Lĩnh được nhân dân địa phương tổ chức đều đặn vào các ngày mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hàng năm, theo nghi thức cổ truyền, tại sân đình làng Thúy Lĩnh.
Mỗi lần, đội nào mang được cầu về hố sẽ nhận một giải con, ba lần liên tiếp nhận giải cái.
Quả cầu được tiện bằng gỗ mít, đường kính khoảng 35 cm, nặng hơn 20 kg, sơn son thếp vàng.
Giải thưởng chỉ mang tính chất tượng trưng, nhưng niềm vui của các vận động viên luôn rất cuồng nhiệt mỗi khi đội mình chiến thắng.
Trận chung kết diễn ra vào ngày mùng 6 Tết - ngày đầu tiên đi làm của năm Nhâm Thìn, nhưng vẫn có rất đông khán giả kéo đến sân đình để cổ vũ cho cả 4 đội.
Hà Nội đón 187.000 lượt du khách trong 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán
Thủ đô Hà Nội đón 187.000 lượt du khách trong 2 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư