
-
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
Chốt phiên, VN-Index tăng lên 1.055,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 543,4 triệu đơn vị, giá trị 8.797,9 tỷ đồng, tương đương về khối lượng, nhưng giảm nhẹ 8% về giá trị so với phiên hôm qua.
Trong phiên hôm nay, các yếu tố được cho là tác động mạnh nhất là các ngành nghề hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa và đầu tư công thu hút dòng tiền. Thị trường rơi vào vùng trũng thông tin trước Tết Nguyên Đán. Thanh khoản sôi động hơn sau dịp nghỉ Tết. Bên cạnh đó, giao dịch khối ngoại là động lực cho thị trường khi nhiều quỹ sẽ tiếp tục mua vào chứng khoán Việt Nam, tiêu biểu là Vaneck và Fubon.
Thị trường giai đoạn này chủ yếu dao động trong biên độ 1030-1065. Động lực chính lúc này chủ yếu là dòng tiền nước ngoài khi họ liên tục mua ròng những tháng gần đây. Theo CTCK Thành Công (TCSC), thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở vùng định giá hấp dẫn chính vì vậy các nhịp điều chỉnh sẽ là cơ hội gia tăng cổ phiếu cho nhà đầu tư.
Ngay từ đầu phiên, lực cầu mạnh ở nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng, sắt thép –được cho là hưởng lợi từ đầu tư công giúp VN-Index tăng khá tốt. Có thời được kéo lên ngưỡng 1.065 điểm, cao nhất gần 1 tháng, trước khi hạ nhiệt nhẹ cuối phiên.
Trong phiên chiều, vẫn sắc xanh chiếm ưu thế, bất động sản vẫn là điểm sáng, nhiều mã đóng phiên trần hoặc xanh mạnh với dư mua lớn, như DXG, PDR, VHM, VIC…trong khi NVL trần cứng 14.900 đồng/cp, khớp đến 27,7 triệu đơn vị. Gây thất vọng là HPX, từ tăng trần trong phiên sáng, đã chịu áp lực bán mạnh và đóng cửa giảm 1,3%, thấp nhất ngày, về 5.300 đồng/cp, thanh khoản tốt 25,27 triệu đơn vị.
Nhóm chứng khoán cũng có một phiên tích cực, khi sắc xanh lan tỏa rộng, VND là mã có thanh khoản tốt nhất với 23,7 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,4% lên 14.750 đồng. SSI khớp 14 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,1% lên 19.300 đồng.
Thông tin được cho là tác động đến nhóm này là việc hệ thống mới KRX có khả năng sẽ được đưa vào vận hành từ nửa đầu năm 2023- giúp gia tăng thanh khoản, có thêm nhiều sản phẩm tài chính được áp dụng hơn – đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động của khối công ty chứng khoán.
Trong khi đó, nhóm ngân hàng chịu áp lực bán nên có sự phân hóa, đặc biệt VCB là một trong những mã tác động mạnh trong việc kéo trì chỉ số, đóng phiên, VCB giảm 2,52%, về mức 85.100 đồng/cp; chung sắc đỏ còn có TPB, BID, EIB, VPB, STB... Ngược, tăng mạnh nhất đến từ ACB tăng 3,2%, CTG 1,93%, ABB, TCB, OCB, SHB, MSB, MBB, VIB cũng đóng cửa sắc xanh.
Về hoạt động khối ngoại, mua ròng trên HOSE 14,47 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng đạt 244,78 tỷ đồng, giảm 37,49% về lượng và 44,09% về giá trị so với phiên trước đó. Cổ phiếu được mua ròng mạnh là CTG, chứng chỉ quỹ FUEVFVND và bán ròng mạnh ở VCB.
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm -
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu