
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
![]() |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,56% xuống còn 2.216,19 điểm trong phiên giao dịch 23/7. Ảnh: AFP |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 0,56% xuống 2.216,19 điểm trong phiên giao dịch hôm nay 23/7 sau làn sóng bán tháo cổ phiếu “nặng ký” của Samsung, LG, Posco, SK Hynix và Hyundai Steel. Tuy nhiên, cổ phiếu của hai hãng sản xuất ô tô Hyundai Motor và Kia Motors vẫn lần lượt tăng mạnh 5,06% và 2,51%. Chỉ số Kosdaq hôm nay chốt phiên đạt 801,69 điểm, tăng 0,84%.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý II/2020 ước giảm 3,3% so với quý I và giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức suy giảm kinh tế nặng nề trong hơn 2 thập kỷ qua, theo hãng tin Yonhap.
Chi tiêu của khu vực tư nhân Hàn Quốc trong quý II vẫn tăng 1,4% do người dân có xu hướng chi nhiều hơn cho các mặt hàng lâu bền, trong khi xuất khẩu của nước này lao dốc 16,6% do các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như ô tô, than và dầu mỏ đều giảm mạnh.
Tại Australia, chỉ số ASX 200 nhích nhẹ 0,32% lên 6.094,50 điểm, còn chỉ số riêng biệt tài chính đóng cửa tăng 0,18%, trong khi nhóm cố phiếu năng lượng đạt mức tăng 1,24%.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản hôm nay đóng cửa nghỉ lễ. Còn chứng khoán Trung Quốc đại lục hôm nay nhuốm đỏ do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Chỉ số Shanghai Composite kết thúc phiên giao dịch trượt 0,24% về 3.325,11 điểm, còn Shenzhen Component và Shenzhen Composite gần như đi ngang.
Trái lại, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng khiêm tốn 0,54% vào cuối phiên, còn chứng khoán Đài Loan giảm 0,48% xuống 12.413,04 điểm.
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đột ngột yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán tại Houston. Động thái này vấp phải sự chỉ trích của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Cơ quan này cảnh báo Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa mạnh mẽ nếu Mỹ không rút lại quyết định trên.
Giới phân tích nhận định, diễn biến chứng khoán châu Á hôm nay ăn theo phiên giao dịch trái chiều đêm qua của các thị trường lớn trên thế giới. Chứng khoán châu Âu đêm qua “đỏ lửa” còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones của Mỹ vẫn tăng hơn 150 điểm.
“Hy vọng Mỹ sẽ bổ sung gói kích thích tài khóa và sự lạc quan về vaccine kháng Covid-19 đã cứu vớt thị trường Mỹ khỏi cú sốc do căng thẳng Mỹ-Trung”, ông John Bromhead, Chuyên gia của ANZ bình luận.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận đồng bạc xanh tiếp tục trượt giá. Chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác giảm từ mức 96,00 thiết lập tuần trước về 94,80 lúc 3:18 chiều nay (giờ Hong Kong). Đồng đô la Australia tăng giá 0,18% và trao tay 1 AUD/0,7151 USD, còn đồng won Hàn Quốc vẫn đứng giá quanh mức 1.196,95 KRW đổi 1 USD.
Bất chấp căng thẳng Mỹ - Trung, giá dầu trên thị trường châu Á hôm nay vẫn nhích nhẹ. Dầu Brent giao kỳ hạn tăng giá 0,43% lên 44,48 USD/thùng, còn giá dầu thô Mỹ giao kỳ hạn cũng tăng tương ứng 0,43% lên 42,08 USD/thùng. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này tăng vượt dự báo trong tuần gần đây, trong khi nhu cầu nhiên liệu trong nước vẫn giảm mạnh.

-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Mỹ: Báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi, ông Trump kêu gọi Fed nhanh chóng giảm lãi suất -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Eurozone tăng trưởng 0,4% trong quý I/2025 -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc -
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới