
-
Thành công go-live hệ thống KRX: Kết nối thông suốt, vận hành ổn định và an toàn
-
Công ty cổ phần Chứng khoán OCBS bổ nhiệm phó tổng giám đốc
-
Vận hành hệ thống giao dịch mới, VN-Index tăng lên 1.231 điểm, điểm sáng cổ phiếu “nhà” Vingroup
-
Nâng cao nhân lực kế toán cho hệ sinh thái tài chính quốc gia
-
Đình chỉ giao dịch 4 tháng quỹ KIM vì "bán chui" chứng chỉ quỹ -
Vi phạm hàng loạt, một công ty chứng khoán nhỏ bị phạt cả tỷ đồng
TIN LIÊN QUAN | |
VIS được chấp thuận hợp nhất với OSC | |
Quỹ đầu tư chỉ số đầu tiên được khai sinh | |
Dòng tiền "săn" cổ phiếu đầu cơ? | |
Sàn chứng khoán sắp có tân binh ngành nông nghiệp |
Phiên giảm mạnh ngày 10/7 chứng kiến lực xả hàng mạnh mẽ ở hầu hết các nhóm cổ phiếu. Tuy nhiên, thanh khoản phiên này đạt mức cao cho thấy dòng tiền luôn 'chực chờ' để tham gia khi sự kiên nhẫn của nhà đầu tư giảm sút. Bằng chứng cho thấy ngay sau phiên 10/7, thị trường đã phần nào lấy lại được sự bình tĩnh và cân bằng khi các chỉ số biến động trong biên độ hẹp trong phiên cuối tuần 11/7.
Dấu hiệu tích cực phiên cuối tuần qua là khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh, xấp xỉ một nửa so với phiên trước đó. Điều đó cho thấy áp lực bán tháo tính đến thời điểm hiện tại là không lớn. Bên cạnh đó, độ rộng thị trường không quá tiêu cực khi số mã tăng/giảm khá cân bằng. Các mã bluechip hầu như giữ giá hoặc giảm nhẹ.
Tuần qua, VN-Index có 3 phiên đi ngang và 2 phiên giảm. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm 6,58 điểm (-1,12% so với tuần trước), đóng cửa tại mức 582,77 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 456,68 triệu cổ phiếu (-12% so với tuần trước), tương đương giá trị 7.735 tỷ đồng (+2% so với tuần trước). Khối lượng thỏa thuận đạt 28,64 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 766 tỷ đồng.
![]() | ||
VN-Index tuần từ 7/7 - 11/7 |
Đáng chú ý, trong những phiên gần đây nhà đầu tư ngoại lại là nhóm bán ròng trên thị trường. Yếu tố này ngay lập tức tác động đến tâm lý nhà đầu tư khi tỏ ra rất thận trọng và chủ yếu chặn mua giá thấp.
Theo FPTS, tâm lý bán ra hiện tại không quá hoảng loạn mặc dù lượng cung tăng nhưng không quyết liệt bán ở giá sàn. Trong khi bên mua cũng chỉ giải ngân nhẹ do chưa đạt mức giá kỳ vọng. Hiện tượng này có thể sẽ dẫn đến hiện tượng tiết cung, thanh khoản sẽ giảm mạnh trong những phiên tới nếu không có thông tin quá tiêu cực xuất hiện vào thời điểm hiện tại.
Tính chung cả tuần, khối ngoại đã bán ròng 82,15 tỷ đồng, tập trung mạnh nhất là VIC (121,5 tỷ đồng), HAG (40,5 tỷ đồng), HPG (39,7 tỷ đồng), DPM (28,6 tỷ đồng), MSN (24,4 tỷ đồng)… và mua ròng nhiều nhất ở GMD (89,3 tỷ đồng), CSM (54,5 tỷ đồng), GAS (22,3 tỷ đồng)…
![]() | ||
Top 10 cổ phiếu tăng giảm nhiều nhất tuần qua trên HOSE |
Tuần qua, VNH là cổ phiếu có tỷ lệ tăng cao nhất (+18,6%), với 4 phiên tăng, trong đó có 3 phiên tăng trần và 1 phiên giảm điểm. Đây cũng là cổ phiếu có thanh khoản tốt, với khối lượng khớp lệnh từ 400 - 900 nghìn cổ phiếu/phiên.
Trong các mã giảm nhiều nhất sàn HOSE, IDI là cổ phiếu có mức giảm sâu nhất (-23,9%) do sự điều chỉnh sau khi công ty trả cổ tức năm 2011 - 2013 bằng cổ phiếu và tiền mặt. Cổ phiếu VSI mặc dù không có thông tin trong tuần qua, nhưng cũng có 4 phiên giảm với với 1 phiên giảm sàn.
Trên sàn HNX, tuần qua HNX-Index có duy nhất 1 phiên tăng điểm. Tính chung cả tuần xu hướng giảm là xu hướng chủ đạo. Kết thúc tuần, HNX-Index đã để mất 0,82 điểm (-1,03% so với tuần trước đó), đóng cửa tại mức 78,62 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 212,85 tỷ đồng (-24%), tương đương giá trị 2.718 tỷ đồng (-7% so với tuần trước). Khối lượng thỏa thuận đạt 78,62 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 988 tỷ đồng.
![]() | ||
HNX-Index tuần từ 7/7 - 11/7 |
Áp lực bán đươc phản ánh rõ nhất tại các nhóm cổ phiếu đầu cơ, nhóm này có mức giảm mạnh nhất so với các cổ phiếu khác. Thực tế cho thấy nhóm cổ phiếu này có mức tăng giá tương đối lớn đồng thời là tâm điểm thu hút dòng tiền trong đợt tăng giá trước đó trên cả hai sàn. Do đó, việc điều chỉnh mạnh này là hệ quả tất yếu sau khi tạo lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư. Ngoài ra, chỉ số cũng chịu áp lực chốt lời rất mạnh đang lan tỏa từ phía sàn HOSE.
Ngược lại với sàn HOSE, tuần qua khối ngoại có động thái mua ròng 101,94 tỷ đồng trên sàn HNX, tập trung nhiều nhất ở PVS (83,1 tỷ đồng), VND (16,5 tỷ đồng), DBC (8,8 tỷ đồng) và bán ròng chủ yếu ở PVC (12,3 tỷ đồng), LAS (2,6 tỷ đồng), VIG (1,8 tỷ đồng), PVI (1,5 tỷ đồng), HNM (1,1 tỷ đồng) …
![]() | ||
Top 10 cổ phiếu tăng giảm nhiều nhất tuần qua trên HNX |
Sau thông tin Xi măng Hải Vân lên phương án sáp nhập với Đá Xây dựng Hòa Phát công bố đầu tuần qua, HPS đã có 5 phiên tăng trần với khối lượng khớp lệnh rất thấp.
Trong các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất tuần qua, SQC mặc dù không phải mã có tỷ lệ giảm nhiều nhất nhưng lại là mã giảm nhiều nhất về giá trị (-8.400 đồng). Tuần qua, SQC có 1 phiên tăng trần, 2 phiên đứng giá và 2 phiên giảm sàn. Đáng chú ý, sau phiên giảm sàn ngày 7/7, SQC đã có phiên tăng trần ngày 8/7 với khối lượng khớp lệnh tăng đột biến đạt 300 nghìn cổ phiếu.
Nhận định thị trường tuần từ 14/7 - 18/7:
Nhà đầu tư có thể tiến hành tích lũy dần các cổ phiếu tốt
CTCK SHS
Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông tin tiêu cực nào có khả năng tác động mạnh lên thị trường khiến VN-Index phá vỡ kênh tăng trưởng trung hạn. Mặt khác, nhiều khả năng trong ngắn hạn cũng sẽ không có các thông tin vĩ mô đủ sức giúp VN-Index vượt các ngưỡng cản ngắn hạn một cách dễ dàng. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá thị trường sẽ tiếp tục phân hóa và phiên giảm điểm mang tính kỹ thuật trong ngày 10/7 vừa qua tạo ra cơ hội tốt để sở hữu những cổ phiếu tiềm năng ở các mức giá hấp dẫn hơn. Theo đó, nhà đầu tư có thể tiến hành tích lũy dần các cổ phiếu tốt có mức giảm sâu theo thị trường trong các phiên điều chỉnh trong tuần tới.
Nhà đầu tư an toàn nên chờ đợi thêm để hạn chế rủi ro
CTCK BSC
Như đã nhận định, thị trường nhiều khả năng sẽ test lại vùng hỗ trợ 577-580 điểm, chính là ngưỡng kháng cự đã vượt được trước đó. Phiên hôm nay tuy có dấu hiệu dừng rơi, nhưng chúng tôi chưa nhìn thấy động lực dẫn dắt đà tăng cho thị trường trong ngắn hạn. Do vậy, thị trường có thể tiếp tục giao dịch quanh vùng điểm này trong một vài phiên tới, và chúng tôi không đánh giá cao khả năng thị trường phá được ngưỡng hỗ trợ trên. Nhà đầu tư an toàn thì nên đứng ngoài chờ đợi thêm để hạn chế rủi ro trước khi giải ngân, còn nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể tiến hành bắt đáy tại các mức giá tốt trong phiên.
Kịch bản giảm có thể tiếp diễn trong những phiên đầu tuần tới
CTCK FPT - FPTS
Nhìn chung đợt giảm này nằm trong dự đoán của nhà đầu tư khi đầu tuần chỉ số càng tăng áp lực bán càng trở nên mạnh. Do đó đợt giảm này chủ yếu mang bản chất chốt lời ngắn hạn và cũng là thời điểm để tái cơ cấu danh mục phù hợp. Cần chú ý nhà đầu tư ngoại đang quay lại bán ròng vì vậy thị trường sẽ khó khăn trong việc hồi phục. Trong trường hợp không có thông tin đột biến quá xấu, kịch bản giảm có thể tiếp diễn trong những phiên đầu tuần tới với các mục tiêu 580 điểm và sâu nhất có thể là 570 điểm.
Nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu
CTCK Maritime Bank - MSBS
Thị trường chứng khoán chứng kiến sự áp đảo của sắc đỏ trong hai phiên giao dịch cuối tuần. Sau thời gian tăng điểm liên tục với thanh khoản tăng cao, đà tăng của chỉ số VN-Index yếu dần và sự điều chỉnh khá đã xảy ra trong phiên giao dịch thứ năm. Thanh khoản giảm mạnh phiên cuối tuần cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trên thị trường. Mốc hỗ trợ 580 điểm vẫn được chỉ số VN-Index giữ vững trong tuần giao dịch này. Xét trên mô hình kỹ thuật, dựa theo lý thuyết sóng Eliot, chúng tôi cho rằng chỉ số VN-Index đã kết thúc sóng tăng gồm 5 sóng. Do đó, theo nhận định của chúng tôi, tuần giao dịch tiếp theo xu hướng điều chỉnh sẽ là chủ đạo. Thị trường tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch thứ hai. Chỉ số VN-Index có thể sẽ giảm về vùng 575 – 580 điểm sau đó đi ngang chờ đợi tín hiệu. Nhà đầu tư nên giảm tỷ trọng cổ phiếu trong điều kiện thị trường hiện nay.
Ai chi 476 tỷ mua MWG với giá 85.000 đồng/CP? Sở GDCK TP. HCM vừa công bố về ngày chào sàn của CTCP Thế giới di động (MWG) là 14/7/2014. Giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu MWG là 68.000 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động +/-20%, với tổng số lượng niêm yết là 62,72 triệu cổ phiếu. |
Kỳ Thành
-
Thành công go-live hệ thống KRX: Kết nối thông suốt, vận hành ổn định và an toàn
-
Công ty cổ phần Chứng khoán OCBS bổ nhiệm phó tổng giám đốc
-
VN-Index bứt tăng gần 14 điểm trong phiên đầu tiên "go live" hệ thống mới
-
Vận hành hệ thống giao dịch mới, VN-Index tăng lên 1.231 điểm, điểm sáng cổ phiếu “nhà” Vingroup
-
HoSE: Hệ thống công nghệ thông tin mới đã sẵn sàng, chính thức “go live” ngày 5/5 -
Nâng cao nhân lực kế toán cho hệ sinh thái tài chính quốc gia -
Định hướng bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh -
Đình chỉ giao dịch 4 tháng quỹ KIM vì "bán chui" chứng chỉ quỹ -
Bổ sung điều kiện để hạn chế rủi ro thanh toán của trái phiếu riêng lẻ -
Vi phạm hàng loạt, một công ty chứng khoán nhỏ bị phạt cả tỷ đồng -
Chứng khoán Việt Nam đang có định giá hấp dẫn chưa từng thấy trong hai thập kỷ qua
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới