-
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất thế giới, nhưng do ảnh hưởng của sự đổ vỡ thị trường bất động sản, nhu cầu tiêu thụ thép cũng suy giảm. Theo ước tính của các cơ quan quản lý Trung Quốc, nhu cầu thép năm 2024 giảm hơn 10% so với thời điểm năm 2020.
Đứng trước bối cảnh nhu cầu tại Trung Quốc tiếp tục suy yếu, các doanh nghiệp thép nước này đã đẩy mạnh xuất khẩu thép. Thêm nữa, các cơ quan điều hành cũng quyết định ngừng phê duyệt dự án nhà máy thép mới, nhằm mục đích giảm sản lượng trong bối cảnh tiêu thụ yếu.
Trước đó, ông Hu Wangming, Chủ tịch Tập đoàn thép Baowu (nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới) cảnh báo về một thách thức tồi tệ hơn những cuộc suy thoái lớn vào năm 2008 và 2015: “Tình hình trong ngành thép của Trung Quốc giống như một mùa đông khắc nghiệt sẽ dài hơn, lạnh hơn và khó chịu đựng hơn. Baowu nên chú ý nhiều hơn đến tính an toàn của nguồn vốn trong quá trình vượt qua mùa đông dài và khắc nghiệt, tiền mặt quan trọng hơn lợi nhuận”.
Thông điệp của Chủ tịch Tập đoàn thép Baowu có thể gây lo ngại với các đối thủ cạnh tranh trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, khi họ phải chật vật với làn sóng xuất khẩu mới của Trung Quốc. Bằng cách thúc đẩy các biện pháp thương mại, Trung Quốc đã xuất khẩu 53 triệu tấn thép trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, tổng lượng xuất khẩu trong năm 2024 có thể đạt mức cao kỷ lục là 110 triệu tấn từng được thiết lập vào năm 2015.
Thực tế, thống kê từ ngày 26/1/2024 đến ngày 27/8/2024, giá thép thế giới đã giảm 22,7%, về 3.053 CNY/tấn; giá thép tấm cuộn cán nóng (HRC) đã giảm 28,8%, về 671,04 USD/tấn.
Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Trần Nhật Trung, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB cũng có cái nhìn thận trọng về ngành thép trong nước: “Giá thép Việt Nam duy trì ở mức thấp trong 3 năm trở lại đây. Trong 6 tháng cuối năm 2024, các doanh nghiệp ngành thép khó có thể đột phá. Tôi cho rằng, sang năm 2025 - 2026, thị trường bất động sản mới thực sự phục hồi để thúc đẩy ngành thép tăng trưởng trở lại”.
Trong bối cảnh khó khăn của ngành, Công ty cổ phần Thép Pomina liên tục kinh doanh lao dốc. Theo đó, Thép Pomina tiếp tục lỗ thêm 504,89 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nâng tổng lỗ luỹ kế tại thời điểm ngày 30/6/2024 lên 2.116,1 tỷ đồng, bằng 75,7% vốn điều lệ (vốn điều lệ của Thép Pomina là 2.796,8 tỷ đồng).
Thêm nữa, cũng tại thời điểm cuối quý II/2024, Thép Pomina đang sử dụng 6.005,36 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn và chỉ còn 14,8 tỷ đồng tiền mặt, nhưng tổng dư nợ vay lên tới 6.181,87 tỷ đồng, bằng 825% vốn chủ sở hữu (trung bình ngành tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu là 100%).
Lý giải về việc kinh doanh thua lỗ trong nửa đầu năm 2024, ông Đỗ Tiến Sĩ, Tổng giám đốc Thép Pomina cho biết: “Nhà máy thép Pomina 3 và Pomina 1 vẫn còn ngưng hoạt động, nhưng phải gánh chịu chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi vay. Trong đó, chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng nhiều nhất, dẫn tới lỗ và Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư nhằm tái cấu trúc để có thể sản xuất lại trong thời gian sớm nhất”.
Trước tình hình nợ vay lớn, tiền mặt hạn chế và vẫn ngừng hoạt động tại các nhà máy hiện hữu như Nhà máy thép Pomina 3, Nhà máy thép Pomina 1, điều này đặt ra bài toán Thép Pomina cần phải có nguồn vốn mới để bổ sung và tái khởi động lại các nhà máy.
Tuy nhiên, dù đã thông qua kế hoạch tái cấu trúc, tìm cổ đông chiến lược, nhưng Thép Pomina vẫn nhiều lần lỡ hẹn công bố cổ đông chiến lược. Đầu tháng 8/2024, Thép Pomina cho biết, đã chính thức ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Thép Nansei. Đối tác sẽ cung cấp nguyên liệu để công ty sản xuất. Đồng thời, Thép Pomina ký biên bản ghi nhớ với một nhà đầu tư lớn với mục tiêu khởi động lại dự án lò cao vào đầu năm 2025.
Được biết, Thép Pomina triển khai dự án lò cao, hoàn thành đưa vào sản xuất tháng 2/2021. Tuy nhiên, Công ty đã phải thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9/2022.
Việc tìm được cổ đông chiến lược cam kết góp vốn, hỗ trợ nguyên liệu để tái khởi động lại dự án lò cao là tin vui đối với cổ đông của Thép Pomina. Tuy nhiên, trước áp lực nợ vay lớn, gánh nặng nợ vay tiếp tục bào mòn lợi nhuận, cùng với áp lực cạnh tranh khi giá thép rẻ vẫn duy trì sẽ là khó khăn đối với Thép Pomina nếu khởi động lại lò cao.
-
Bất động sản tạo đáy lợi nhuận, doanh nghiệp địa ốc phục hồi -
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung