-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Áp lực thi cử của học sinh hiện khá lớn
Khi tới Khoa, người bệnh trong tình trạng ý thức tỉnh, ngại tiếp xúc, chân tay lạnh, khó thở vừa, mạch nhanh, huyết áp trong giới hạn. Người bệnh đau nhiều ở vùng bụng và được các bác sĩ tiến hành hỗ trợ oxy mask, ủ ấm, bù dịch.
Trầm cảm là nỗi lo lớn mà nhiều học sinh Việt đang đối diện. |
Theo khai thác bệnh sử, người bệnh có sức khỏe bình thường. Vì kết quả thi cử không như mong muốn nên đã có hành vi viết thư tuyệt mệnh và nhảy cầu tự sát.
Do cơ chế chấn thương là ngã cao và đuối nước nên người bệnh đã được Khoa Cấp cứu tiến hành khảo sát đánh giá toàn bộ các tạng: sọ não, lồng ngực, ổ bụng và cột sống.
Kết quả thăm khám cho thấy: người bệnh bị viêm phổi hít do sặc nước, được hỗ trợ hô hấp, điều trị kháng sinh sớm, chuyển khoa Nhi theo dõi điều trị tiếp. Hiện tại lâm sàng bệnh nhân ổn định.
Trước đó, vào khoảng 10h15 ngày 2/7, nhận được tin có người nhảy cầu Long Biên, lực lượng cứu hộ ngay lập tức nhanh chóng đến hiện trường.
Khi đó, học sinh này đã nhảy xuống và đang chấp chới giữa dòng, trôi đến đoạn gần cầu Vĩnh Tuy với biểu hiện đuối sức. Lực lượng cứu hộ đã dùng ca nô kịp thời giải cứu.
Sau khi cứu được nạn nhân lên bờ, các cán bộ chiến sĩ đã đưa em học sinh này đến cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108, kịp thời cứu sống cháu bé.
Được biết học sinh này sinh năm 2009, trú ở Đội Cấn, Ba Đình, vừa trải qua kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2023-2024. Thông tin này đã khiến nhiều bậc cha mẹ xót xa khi nhận thấy áp lực thi cử đang đè nặng lên học sinh ở các thành phố lớn.
Trước tình huống này, nhiều phụ huynh cho rằng, gia đình và xã hội cần giảm bớt áp lực và kỳ vọng quá cao đối với học sinh.
Đồng thời, cần có biện pháp ngăn chặn những luồng thông tin xấu, những hình ảnh bạo lực, tự tử... làm ảnh hưởng đến tâm lý non trẻ, chưa vững vàng của các em.
Bàn về áp lực học tập và thi cử của các học sinh hiện nay, một khảo sát nghiên cứu của một nhóm tác giả vừa công bố mới đây đã chỉ ra rằng có đến 88,4% học sinh đi học thêm, trong đó tỷ lệ học thêm môn Toán là cao nhất với 80,3% và thấp nhất là môn Sinh với 1,4%.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Anh Vũ với đề tài "Áp lực học tập và mối liên quan với lo âu ở học sinh THPT" thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5/2023 trên 421 học sinh (từ 16-18 tuổi, 51,5% nữ và 48,5% nam) ở TP.Thủ Đức, TP.HCM theo 3 mức độ nhẹ - vừa - nặng khác nhau.
Kết cho thấy tỷ lệ chịu áp lực học tập của học sinh lần lượt là 35,9%, 30,6%, 33,5% và tỷ lệ lo âu là 35,6%. Áp lực học tập và lo âu có mối liên quan. Tỷ lệ chịu áp lực học tập mức độ vừa, nặng và lo âu cao ở học sinh THPT.
Những học sinh chịu áp lực học tập mức độ vừa có tỷ lệ lo âu cao gấp 2 lần so với những học sinh chịp áp lực học tập mức độ nhẹ. Còn những học sinh chịu áp lực học tập mức độ nặng có tỷ lệ lo âu cao gấp 3,79 lần so với những học sinh chịu áp lực mức độ nhẹ.
Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 88,4% học sinh đi học thêm, trong đó tỷ lệ học thêm môn Toán là cao nhất với 80,3% và thấp nhất là môn Sinh với 1,4%.
Từ công trình khảo sát này, một số chuyên gia y tế và giáo dục khuyến nghị nhà trường và gia đình nên có những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng chịu áp lực học tập và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Xây dựng lối sống tích cực, giảm áp lực
Được biết, trong những năm gần đây, tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em có xu hướng tăng và trẻ hóa. Bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng và có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến cuộc sống sau này của trẻ.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở nước ta là 8% - 29% đối với trẻ em và vị thành niên.
Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh thành ở nước ta (do Weiss và cộng sự báo cáo), tỷ lệ vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em vào khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó được nhận hỗ trợ y tế.
Theo số liệu báo cáo của một số nghiên cứu tại Việt Nam khác, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6%, trẻ cố gắng tự tử là 5,8% (theo TS.Đỗ Minh Loan, Bệnh viện Nhi Trung ương)
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại không hề nhận ra vấn đề nghiêm trọng này và sớm phát hiện tình trạng bất thường về tâm lý của con trẻ. Từ đó, trẻ bị trầm cảm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Một số nghiên cứu khác đã cho thấy có khoảng 7% trẻ mắc hội chứng lo âu và khoảng 3% trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm trong độ tuổi từ 3 - 17 tuổi. Nguy cơ trầm cảm và lo lắng có xu hướng tăng cao hơn khi trẻ lớn hơn, trong độ tuổi từ 12 – 17 tuổi.
Trẻ bị trầm cảm có thể có nhiều biểu hiện khác nhau, do đó, bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những thay đổi về cảm xúc, thể chất bình thường của trẻ. Dấu hiệu điển hình nhất của trầm cảm là cảm giác buồn bã, vô vọng, khép mình với xã hội.
Các chuyên gia cho biết, một số dấu hiệu khác của bệnh gồm khó tập trung, hay quên. Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Suy giảm chất lượng học tập, nhạy cảm khi nói về thành tích.
Có cảm giác tách biệt, cách ly với xã hội, không hứng thú tham gia các hoạt động tập thể với bạn bè, người thân. Khó kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên cảm thấy khó chịu, tức giận, la hét và khóc lóc.
Luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, tội lỗi. Có xu hướng chống đối, suy nghĩ tiêu cực, nghĩ về cái chết, tự tử.
Khẩu vị thay đổi thất thường. Có cảm giác đau mỏi cơ thể. Ngoài ra, các kèm rối loạn cơ thể không giải thích được: đau đầu, đau bụng, đau lưng. Rối loạn giấc ngủ.
Trẻ bị trầm cảm cần được hỗ trợ và điều trị tích cực từ các chuyên gia tâm lý và người thân càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em tương tự như ở người trưởng thành, bao gồm liệu pháp tâm lý và thuốc uống.
Tuy nhiên, khác với người trưởng thành, trẻ bị trầm cảm rất dễ bị tác động từ gia đình và môi trường sống bên ngoài. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ về sự quan trọng này, từ đó, quan tâm, chăm sóc trẻ đúng cách, tạo môi trường sống thoải mái, phù hợp. Thông thường, trẻ sẽ được điều trị tâm lý trước, sau đó, có thể cân nhắc sử dụng thuốc hỗ trợ khi bệnh không có dấu hiệu cải thiện.
Liệu pháp tâm lý được sử dụng trong điều trị trầm cảm ở trẻ được gọi là liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT). Đây là một hình thức điều trị giúp trẻ suy nghĩ tích hơn, từ đó kiểm soát hành vi của mình theo hướng tích cực, giúp trẻ kiểm soát sự lo lắng, nỗi sợ và loại bỏ cội nguồn của sự sợ hãi của trẻ.
Thuốc trị trầm cảm ở trẻ em được sử dụng phổ biến nhất là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI). Thuốc có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não - một chất hóa học giúp gia tăng cảm giác hạnh phúc.
Lưu ý, thuốc được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, độ tuổi và cân nặng của trẻ. Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc dùng sai liều bác sĩ chỉ định bởi thuốc thuốc có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm).
Theo các chuyên gia y tế, phần lớn các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ xuất phát từ cuộc sống hàng ngày. Do đó, bố mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ bị trầm cảm thông qua các biện pháp dưới đây:
Xây dựng lối sống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao. Giúp trẻ nhận biết và xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
Lựa chọn môi trường an toàn cho trẻ, đặc biệt là môi trường học đường. Cân bằng thời gian học tập, vui chơi và ngủ nghỉ cho trẻ, tránh để trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực.
Cho trẻ ăn uống đủ chất, phù hợp với lứa tuổi để trẻ phát triển toàn diện. Thường xuyên tâm sự, hỏi han và chia sẻ với trẻ.
Đối với gia đình và nhà trường, theo các chuyên gia, phụ huynh cần theo dõi giấc ngủ của con em vì các rối loạn tâm thần thường gây ra mất ngủ và tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở trẻ và tìm hướng giải quyết; khuyến khích học sinh nói ra vấn đề của mình, cùng trẻ tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề.
Tránh đặt kỳ vọng quá cao ở trẻ, gây ra áp lực lớn trong học tập. Nhà trường nên tạo môi trường học tập thân thiện, thoải mái, lành mạnh, sắp xếp lịch học tập và thi cử hợp lý, khoa học.
Đối với học sinh, cần xây dựng thời gian biểu học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học; tránh học quá nhiều, dồn nén sẽ dẫn đến kết quả học tập không tốt.
Rèn luyện cách suy nghĩ tích cực, cố gắng giải quyết vấn đề; học cách đối thoại, trình bày vấn đề của bản thân với gia đình và nhà trường.
Tăng cường các hoạt động thể thao, ăn uống lành mạnh, tránh các thói quen không tốt như thức khuya, chơi game, sử dụng các chất kích thích.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up