Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Áp thuế xuất khẩu với xi măng là không phù hợp
Thế Hải - 22/05/2017 09:35
 
Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá việc thực hiện quy định về xác định tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên đối với xi măng cũng như các sản phẩm khác để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế và góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội vừa có Công văn số 504/UBTCNS14 về việc áp dụng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng xi măng gửi Bộ Tài chính, Hiệp hội xi măng Việt Nam và các đơn vị có liên quan.

Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội cũng yêu cầu Bộ Tài chính đánh giá việc thực hiện quy định về xác định tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên đối với xi măng cũng như các sản phẩm khác để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tế và góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

DN xi măng cho rằng, Việc áp dụng mức thuế suất 5% đối với xi măng xuất khẩu hiện nay là chưa phù hợp với điều kiện thực tế, do nguồn cung đang dư thừa.
DN xi măng cho rằng, việc áp dụng mức thuế suất 5% đối với xi măng xuất khẩu hiện nay là chưa phù hợp với điều kiện thực tế, do nguồn cung đang dư thừa.

Theo nội dung Công văn số 504, Ủy ban Tài chính ngân sách xác định, việc Cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp phải nộp thêm giấy tờ, gồm:

1) Bản cam kết về giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng của mặt hàng xi măng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm xi măng;

2) Bản cam kết kế toán về tỷ lệ tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng của mặt hàng xi măng chiếm dưới 51% giá thành sản phẩm xi măng đó của năm trước đó liền kề là không phù hợp với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, vì theo quy định tại khung thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại nhóm hàng số 211 quy định là “Vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm không quy định ở trên có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên” chịu khung thuế suất từ 5 - 20%.

Như vậy, tại khung thuế suất chỉ xác định áp thuế đối với vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, chứ không áp dụng với thành phẩm.

Do đó, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, chỉ đạo Tổng cục Hải quan dừng việc yêu cầu các doanh nghiệp bổ sung những giấy tờ không phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.

Về việc áp thuế xuất khẩu từ 5 - 20% đối với hàng hóa xuất khẩu mà có giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên, theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, quy định này là không có cơ sở để quản lý và khó khả thi trong thực tế vì việc quản lý hoàn toàn phụ thuộc vào cam kết của nhà sản xuất, còn đối với các nhà xuất khẩu nếu không phải là nhà sản xuất sẽ không xác định được cơ cấu giá thành sản phẩm.

Do vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Bộ Tài chính tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định về xác định tỷ lệ tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên đối với xi măng cũng như sản phẩm khác tại Luật thuế GTGT, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, báo cáo Chính phủ để sớm trình Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định này, bảo đảm tính khoa học, phù hợp với thực tế và góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Theo các doanh nghiệp xi măng, việc áp thuế xuất khẩu xi măng trong giai đoạn hiện nay cũng không hợp lý do Chính phủ chủ trương khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này và ngành xi măng đang trong giai đoạn khó khăn trước sức ép cạnh tranh khốc liệt từ thị trường quốc tế.

Clanker xuất khẩu phải nộp thuế 5%
Tổng cục Hải quan vừa có công văn hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện ấn định và truy thu thuế bổ sung đối với các tờ khai...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư