Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 13 tháng 05 năm 2024,
Báo chí đã nói tiếng nói của hơn 90 triệu đồng bào
Mạnh Bôn - 20/06/2014 09:31
 
() “Ngay khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta, báo chí đã kịp thời vào cuộc phản đối hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ này. Nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi mong muốn các đồng nghiệp tiếp tục phản ánh kịp thời, trung thực, khách quan, bày tỏ quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước, nói lên tiếng nói của hơn 90 triệu đồng bào”, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
“Đề tài” duy nhất của Nhà báo Hồ Chí Minh
“Với các nhà báo tôi không chỉ muốn nói lời chúc mừng…”
Bầu Kiên, mùi tiền và báo chí
  Ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam  
  Ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam  

Nếu coi việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta là “thước đo” trách nhiệm xã hội của báo chí, theo ông, báo chí đã thể hiện được trách nhiệm của mình chưa?

Hàng trăm phóng viên đã lên tàu ra “điểm nóng” trên Biển Đông, hàng ngàn phóng viên khác luôn sẵn sàng và khi có cơ hội, họ sẽ lên tàu ra khơi xa cùng với lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển, thậm chí luôn sẵn sàng đồng hành cùng ngư dân ra khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép để thông tin trực tiếp, kịp thời, đầy đủ đến công chúng về sự kiện này.

Ở mặt trận khác, báo chí cũng phản ánh kịp thời ý kiến đánh giá, nhận định của các học giả, chính khách, nhà ngoại giao, nhà sử học trong và ngoài nước chứng minh hành động đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Bên cạnh đó, báo chí cũng tạo điều kiện cho người dân ở cả trong nước cũng như kiều bào ở nước ngoài và bạn bè quốc tế bày tỏ quan điểm ủng hộ Đảng, Chính phủ trong giải quyết vấn đề Biển Đông; phản đối hành động có thể nói là ngang ngược, bất chấp đạo lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trên mặt trận kinh tế, báo chí cũng đăng tải bình luận, phân tích, dự báo và đưa ra nhiều kịch bản cùng các biện pháp hóa giải mọi kịch bản để giảm thiểu thiệt hại khi quan hệ kinh tế, thương mại, du lịch… giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn thuận buồn xuôi gió như trước đây.

Tôi cho rằng, trên mọi mặt trận, báo chí đã và đang thể hiện rất tốt trách nhiệm của mình với xã hội, với vận mệnh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Nhà báo, với tư cách là công dân, đã và đang làm hết sức mình để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Đã tròn 50 ngày kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển nước ta, thông tin về sự kiện này luôn được cập nhật kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ông bình luận gì về điều này?

Tôi theo dõi chặt chẽ thông tin trên báo chí trong suốt 50 ngày qua và khẳng định rằng, về cơ bản, báo chí đã làm rất tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc tham gia mặt trận ngoại giao, tuyên truyền, đấu tranh bảo vệ biển đảo không chỉ ở trong nước, mà còn làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền đối với cả kiều bào ta ở nước ngoài và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trong báo cáo trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp Quốc hội thứ bảy, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, công tác thông tin - truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh, mạng lưới được mở rộng, thông tin tuyên truyền có hiệu quả, đúng hướng, đưa tin kịp thời các sự kiện chính trị - xã hội, ngoại giao, nhất là nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo...

Thế còn hành động cụ thể của Hội Nhà báo Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền biển đảo thì sao, thưa ông?

Ngày 10/5, Hội Nhà báo Việt Nam đã gửi thư tới Hội Nhà báo Trung Quốc cực lực lên án hành động sai trái của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc rút ngay giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Hội Nhà báo Trung Quốc đã có thư trả lời với mong muốn báo giới 2 nước có những hành động thiết thực, tích cực để giữ gìn mối quan hệ giữa tổ chức nhà báo 2 nước cũng như mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước. Điều này có thể nói là tích cực. Theo tôi được biết, dư luận trong giới báo chí Trung Quốc cũng nhận thấy việc duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa 2 nước, giữa tổ chức nhà báo 2 nước là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam là duy trì môi trường hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển, nhưng trên nguyên tắc phải duy trì biên cương, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo. Giới báo chí chúng ta hiện nay cần phải tuyên truyền đúng quan điểm chỉ đạo này, tuyệt đối tránh thông tin kích động, gây chia rẽ mối quan hệ, gây sự thù hằn dân tộc.

Nhân ngày 21/6, thưa ông, tại sao Hội Nhà báo Việt Nam không có những hình thức động viên kịp thời đối với những nhà báo, cơ quan báo chí làm tốt vai trò của mình trong bảo vệ biển đảo?

Cuộc chiến đòi lại biển đảo còn rất lâu dài. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng nói rằng, nếu đời chúng ta chưa đòi được toàn vẹn chủ quyền ở Biển Đông, thì đời con chúng ta, đời cháu chúng ta sẽ tiếp tục công việc này. Vì vậy, nhiệm vụ đưa thông tin kịp thời, đầy đủ các hoạt động trên Biển Đông còn rất lâu dài, báo chí phải bền bỉ, tuyên truyền đúng định hướng.

Phần thưởng lớn nhất của báo chí không chỉ là bằng khen, giấy khen, giải báo chí các loại, mà chính là niềm tin của người dân với báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Niềm tin của nhân dân, của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư với báo chí chính là phần thưởng cao quý nhất đối với mỗi cơ quan báo chí.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư