Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm báo là để phục vụ cách mạng, và để làm tốt nhiệm vụ cách mạng, Người đã trở thành nhà báo với sự nghiệp báo chí đồ sộ.
Năm 2025, nền Báo chí Cách mạng Việt Nam tròn 100 năm tuổi - một cột mốc quan trọng, đánh dấu chặng đường lịch sử vẻ vang của nền Báo chí Cách mạng đồng hành cùng sự ra đời, trưởng thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điểm bất lợi của báo chí chính thống trong cuộc cạnh tranh với các nền tảng mạng xã hội là các báo có những quy định riêng về độ dài của bài và clip, số lượng ảnh… đăng trên báo, thậm chí cả trên kênh YouTube, TikTok của báo.
Hiện là những ngày vui của “làng” báo, nhưng trong ánh mắt của những nhà báo ở các cơ quan trong diện sáp nhập, tinh giản vẫn xa xăm, khắc khoải. Tôi hiểu, sự “lột xác” bao giờ cũng có đau đớn, nhưng đến lúc phải tái sinh, để nhà báo trở về với đúng giá trị, ý nghĩa.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hàng ngàn nhà báo đã lên đường chiến đấu chủ yếu bằng ngòi bút, máy ảnh, máy quay phim… Để có được một dòng tin, một tấm ảnh, một đoạn phim hầm hập sức nóng của chiến sự, đòi hỏi các nhà báo phải xung trận như người lính. Họ đối mặt với kẻ thù và đói rét, bệnh tật. Hơn 400 nhà báo đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. Xin kể một số tấm gương anh hùng của các nhà báo - liệt sỹ.
Tôi tự hào khi được sinh ra, lớn lên, trưởng thành và viết giữa muôn hồng ngàn tím Hà Nội. Nếu ai hỏi Hà Nội có mùi gì, tôi sẽ nói: mùi mực in còn nóng trên trang báo quyện trong sương sớm và những ký ức chẳng thể mờ phai...
Mỗi người bước vào nghề báo đều mang theo một câu chuyện riêng. Với tôi, nghề báo đến như một cái duyên, giản dị, nhẹ nhàng, nhưng lại gắn bó và sâu sắc hơn bất kỳ lựa chọn nào trong cuộc đời.
Với phóng viên trẻ, những cái xua tay, lắc đầu có thể khiến họ chùn bước. Thế nhưng, để ngòi bút thêm sắc sảo, không có con đường nào khác ngoài việc chấp nhận va vấp và bước sâu vào thực tế.
Những kiến thức cơ bản về xây dựng cầu đường được các kỹ sư, thợ máy truyền đạt một cách sinh động, trực quan ngay trên công trường vẫn còn khét mùi bê tông asphalt đã giúp tôi có thể “viết đúng, viết trúng” về lĩnh vực có rất nhiều đặc thù này.
Từ một phóng viên theo dõi ngành kinh tế khô khan, tôi đã dấn bước vào thế giới hoàn toàn khác - tòa án. Nơi phía sau mỗi bản án là một câu chuyện đầy suy tư, trăn trở, buộc tôi phải nhìn bằng tâm trí, bằng lý trí để suy xét, bằng sự đồng cảm mà vẫn luôn phải khách quan, chính trực.