-
Đề nghị các ngân hàng giữ lãi suất tiền gửi ổn định, tiếp tục giảm lãi vay -
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai
Mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình anh Giáp Văn Tiện ở xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn |
Về Bắc Giang vào những ngày này, ai ai cũng cảm nhận rõ niềm phấn khởi, tự hào về thành quả của đợt phòng chống dịch Covid-19 và công cuộc giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới do chính công sức của những con người chịu thương, chịu khó nơi đây, trong đó có những cán bộ, nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội đã và đang xây đắp lên.
Cùng với các cơ quan, đơn vị, công trình, nhà máy, xí nghiệp…, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang đã khẩn trương mở cửa đón tiếp những khách hàng truyền thống của mình là hộ nghèo và các đối tượng chính sách từ miền núi cao Sơn Đông, Lục Ngạn, đến vùng “tâm dịch” Việt Yên, Lục Nam.
Guồng máy của Chi nhánh bao gồm 10 phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, 209 điểm giao dịch cấp xã tiếp tục vận hành nhịp nhàng. Gần 150 cán bộ tinh thông việc điều hành, tác nghiệp tín dụng chính sách, cùng hơn 1.000 cán bộ của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội lại hối hả chuyển tải đồng vốn ưu đãi của Chính phủ về tận thôn làng, giúp nhân dân khôi phục, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.
Chứng minh sinh động cho ý chí vượt khó thoát nghèo là gia đình chị Bàn Thị Huệ ở thôn Đồng Đinh, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, vốn là hộ dân tộc Dao nghèo. Năm 2016, chị được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 40 triệu đồng để làm chuồng trại, nuôi trâu bò sinh sản kết hợp với khai hoang cải tạo đất đồi hoang hóa thành vườn trồng cây ăn quả đặc sản. Nhờ chăn nuôi phát triển, ruộng vườn năng suất, kinh tế gia đình chị khấm khá.
Không chỉ vậy, ngay sau khi quê nhà ra khỏi vùng “tâm dịch”, chị Huệ được vay tiếp 100 triệu đồng vốn ưu đãi dành cho hộ mới thoát nghèo để đầu tư mở rộng mô hình trang trại VACR (vườn, ao, chuồng, rừng), thực hiện ước mơ làm giàu ngay chính nơi sinh thành.
Tương tự, anh Nông Văn Hùng (dân tộc Nùng) ở bản Cây Thị, xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế đã sử dụng vốn vay chính sách mua cây, con giống tốt và vật tư phân bón, thức ăn gia súc. Từ đó, gia đình anh có được cuộc sống đủ đầy, thu nhập mỗi năm tới trăm triệu đồng.
Từ chuyện thoát nghèo của những người dân ở các làng đồi, nhìn rộng ra, cả tỉnh Bắc Giang có trên 25.000 hộ nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được hưởng lợi qua việc sử dụng 5.139 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội vào việc đầu tư thâm canh vườn cây ăn quả, nâng độ che phủ của rừng, tăng đàn gia súc - gia cầm, mở mang ngành nghề, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên.
Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Bắc Giang chia sẻ: “Xuyên suốt chặng đường 19 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn, song với tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó khăn, toàn đơn vị đã chủ động bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và Đảng bộ, chính quyền địa phương, tìm mọi cách huy động thật nhiều nguồn lực tài chính và tổ chức thật tốt các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước”.
Bởi thế, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang được tin tưởng giao thêm nhiều vốn hoạt động. Minh chứng là, đến nay, tổng nguồn vốn chính sách ở Bắc Giang đạt xấp xỉ 5.200 tỷ đồng, tăng 407 tỷ đồng so với năm 2020.
Có được kết quả trong công tác huy động nguồn lực dồi dào phải kể đến vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã của Bắc Giang luôn xác định công tác tín dụng chính sách là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, để từ đó quan tâm, tạo điều kiện cho Ngân hàng Chính sách xã hội tập trung huy động, tạo lập được nguồn vốn lớn từ trong nước, ngoài nước, tích cực khai thác nguồn vốn ngân sách trên địa bàn.
Sau 7 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư, UBND tỉnh, huyện, xã đã chuyển vốn ngân sách ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội 168,5 tỷ đồng, góp thêm lực để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Tín dụng chính sách đã và đang trở thành công cụ hữu hiệu giúp tỉnh Bắc Giang thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo.
-
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng