
-
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới
-
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội
-
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
-
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C
-
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô -
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu
Từ những lá thư, tấm huy hiệu đầy khích lệ
Từ năm 1948 viết lời kêu gọi thi đua ái quốc (ngày 11/6/1948) đến khi ra đi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen và thưởng cho 41 giáo viên dạy giỏi và 197 học sinh giỏi của tỉnh Thái Bình; tặng Huy hiệu của Người cho hơn 100 cán bộ, nhân dân, học sinh, bộ đội… có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, công tác, học tập và gương mẫu trong cuộc sống; tặng nhiều tấm ảnh có chữ ký của Người cho cán bộ, nhân dân Thái Bình đạt nhiều thành tích trong các phong trào “thanh toán nạn mù chữ”, “các chiến sĩ diệt dốt”, “gương tiêu biểu của các ngành”.
![]() |
Thái Bình luôn là một trong những tỉnh hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua ái quốc |
Dù bận bao công việc bộn bề của đất nước những năm đầu cách mạng, nhưng khi biết tin, tại xã Duyên Trang, huyện Tiên Hưng, từ trẻ em 8 tuổi trở lên đều thoát nạn mù chữ, ngày 13/11/1947, Bác gửi thư khen ngợi, động viên. “Tôi rất sung sướng thay mặt Chính phủ gửi lời khen ngợi đồng bào toàn xã và cảm ơn các vị phụ lão thân hào đã ra sức giúp đỡ, các cán bộ bình dân học vụ đã cố gắng dạy dỗ… Đồng thời, tôi khuyên đồng bào các xã xung quanh phải theo gương vẻ vang của xã Duyên Trang gắng sức học hành để tiêu diệt giặc dốt, làm cho huyện Tiên Hưng thành một huyện kiểu mẫu”.
Bác rất sát sao với phong trào thi đua sản xuất. Được tin huyện Quỳnh Côi đắp được 4 con đê bảo vệ người dân và mùa màng, Bác đã gửi thư khen ngợi: “Đồng bào Quỳnh Côi đã thanh toán nạn mù chữ trước nhất trong nước, nay lại rất hăng hái đắp đê, giữ đê. Thế là rất tốt”. Trong phong trào “nuôi lợn giỏi”, Bác gửi thư khen Chủ tịch UBND xã Đông Xuân, huyện Đông Quan từ năm 1962 đến 1966 đã cùng gia đình bán vượt mức kế hoạch về thực phẩm (kế hoạch giao 325 kg đã bán được 1.180 kg).
Thái Bình vinh dự là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt 5 tấn thóc/ha, có những hợp tác xã đạt hơn 7 tấn, Bác liền gửi thư và khẳng định “đó là một điều đáng khen”. Bác còn khơi dậy: “Những người có nhiều công sẽ cố gắng lập công nhiều hơn nữa. Những người có ít công sẽ ra sức lập được nhiều công. Từ đó mà phát triển phong trào thi đua yêu nước càng sôi nổi”.
Bác khen thưởng kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt. Em Nguyễn Thị Tứ (huyện Thụy Anh) 3 năm liền cõng bạn đến trường; em Hợi mới học lớp 4 (huyện Duyên Hà) đã can đảm phá tập tục mê tín, phá gò để trồng khoai, đậu, vừng; cụ Trần Viết Chức, 57 tuổi (huyện Đông Quan) trồng 1.079 cây xanh; đồng chí Tiến, đảng viên, nông dân ở xã Phương Nam (huyện Thụy Anh) dũng cảm xông vào khói lửa cứu dân bị nạn do bom đạn Mỹ… và còn rất nhiều gương điển hình về lao động sản xuất, chống Pháp, chống Mỹ được Bác biểu dương, tặng huy hiệu của Người.
Nhìn rộng ra mấy chục tỉnh, thành phố ngày ấy, mới thấy được sự quan tâm vô bờ bến của Bác với những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt - hạt nhân của các phong trào thi đua yêu nước. Sự quan tâm tưởng chừng rất nhỏ đó như một tia lửa nhóm lên tinh thần, ý chí phấn đấu thi đua của mỗi cá nhân, từ đó thành ngọn lửa thi đua bừng cháy, lan tỏa sự hăng say, lòng quyết tâm đóng góp vào công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước.
Đến những phong trào thi đua sôi nổi
Đáp lại lời kêu gọi của Bác, những năm qua, trên lĩnh vực phát triển kinh tế, Thái Bình có các phong trào “Năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “Phát triển nghề, xây dựng làng nghề”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”…, tạo không khí thi đua hăng say lao động sản xuất.
Từ đây, xuất hiện những điển hình tiên tiến, trong đó có nhiều tập thể và cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động như anh hùng Trần Văn Sen, anh hùng Đào Viết Thoàn; Chủ tịch HĐQT ThaiBinhSeed Trần Mạnh Báo - cá nhân đại diện cho tỉnh Thái Bình dự Hội nghị toàn quốc Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc vào ngày 3/6 tới.
Trong phong trào thi đua “Doanh nghiệp Thái Bình hội nhập và phát triển”, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho hàng vạn lao động và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của tỉnh như Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen, Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình, Công ty Điện lực Thái Bình, Công ty cổ phần Damsan, Công ty Bánh kẹo Bảo Hưng…
Trong phong trào thi đua “Chung sức xây dựng Nông thôn mới”, toàn tỉnh có 200/263 xã, 1 huyện được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới. Nhiều xã có cách làm hay, những mô hình sáng tạo như xã Quỳnh Minh (huyện Quỳnh Phụ), xã Đông Xuân (huyện Đông Hưng), xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương)…
Đã 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, nhưng tinh thần thi đua ái quốc của Bác vẫn còn nguyên giá trị.

-
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật -
Kế hoạch của Chính phủ triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân -
Phẩm chất đạo đức của người cách mạng chân chính -
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng -
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây