
-
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
Theo thông tin từ Tech In Asia, Baemin Việt Nam, công ty liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, bắt đầu thu hẹp quy mô hoạt động và sa thải nhân viên.
Tech In Asia dẫn lời bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc điều hành tạm thời của công ty, trong một email gửi tới nhân viên rằng: “Quyết định rút lui khỏi thị trường Việt Nam của chúng tôi là một quyết định được xem xét cẩn thận”.
“Thật không may, quyết định này được đưa ra do thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam có rất nhiều thách thức, trong đó phải kể đến sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”.
Sau gần 2 năm đảm nhiệm vai trò CEO Baemin Việt Nam, ông Jinwoo Song đã nhường lại vị trí này cho bà Cao Thị Ngọc Loan, người từng là CFO Baemin Việt Nam vào giữa tháng này.
![]() |
Ảnh: Baemin Việt Nam. |
Hiện tại, dịch vụ của Baemin Việt Nam đã ngừng hoạt động tại một số tỉnh thành như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh, nhưng không rõ lượng nhân sự cụ thể sẽ bị sa thải là bao nhiêu.
Một số nguồn tin nói rằng Baemin Việt Nam có thể cắt giảm tới hơn 50% nhân sự trong giai đoạn này. Ngoài ra, Ban lãnh đạo công ty được cho là đang lưỡng lự giữa 2 phương án, hoặc bán mình, hoặc đóng cửa toàn bộ hoạt động tại Việt Nam.
Tin tức về sự hụt hơi của Beamin Việt Nam xuất hiện chỉ một ngày sau khi Foodpanda, một thương hiệu khác thuộc Delivery Hero, công bố quyết định giảm số lượng nhân viên trên khắp các thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
Tech In Asia nói rằng Delivery Hero đã xác nhận đang đàm phán để bán Foodpanda tại một số thị trường Đông Nam Á. Và việc thu hẹp quy mô Baemin Việt Nam được hiểu là một bước đi hướng tới việc rút lui hoàn toàn khỏi Việt Nam trong tương lai.
Niklas Östberg, Đồng sáng lập kiêm CEO của Delivery Hero, nói với Reuters vào tháng 8 rằng triển vọng của Delivery Hero đối với thị trường châu Á khá tích cực, ngoại trừ tại Việt Nam, nơi ông cho rằng hoạt động kinh doanh này “không bao giờ có lãi”.
Theo một báo cáo gần đây từ Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với mức 45% của Grab và 41% của ShopeeFood. Mặc dù cạnh tranh với các nền tảng như Grab, Gojek và ShopeeFood trong lĩnh vực giao đồ ăn nhưng Baemin Việt Nam là đơn vị duy nhất không cung cấp dịch vụ gọi xe. Tuy vậy, ứng dụng vẫn có nguồn thu từ dịch vụ đi chợ hộ, giao mỹ phẩm, hàng tạp hóa,…
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam -
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô