
-
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
-
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga
-
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc
-
“Ai làm chủ vùng nguyên liệu sẽ làm chủ được chuỗi giá trị nông sản”
-
Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025 -
Đưa xăng nhiên liệu sinh học E10 vào sử dụng từ đầu năm 2026
Thời của bao bì xanh
Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), thế giới đang sản xuất gấp đôi lượng chất thải nhựa so với 2 thập kỷ trước.
Hầu hết vòng đời của bao bì nhựa kết thúc tại các bãi rác, bị đốt cháy hoặc rò rỉ vào môi trường. Chỉ có 9% trong số đó được tái chế thành công. Dân số thế giới vẫn tiếp tục gia tăng và cùng với đó là nhu cầu về bao bì cũng tăng lên. Dự kiến, sản lượng nhựa toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, có thể dẫn đến việc tăng gấp đôi khối lượng chất thải nhựa và tăng gấp ba lượng rò rỉ nhựa vào biển trong năm này.
Trong xu hướng sản xuất xanh, bền vững, ngành sản xuất bao bì phục vụ ngành đồ uống và thực phẩm Việt Nam cũng chịu áp lực lớn về sản phẩm tái chế được. Đây càng là yêu cầu bắt buộc với các nhà sản xuất có cơ cấu hàng xuất khẩu đi các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam khẳng định: “Bao bì xanh, có thể tái chế là con đường ngắn nhất giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững. Hàng năm, Nestlé sử dụng lượng bao bì cực lớn. Nhưng, Công ty đã sớm cải tiến thiết kế nhằm loại bỏ những phần bao bì không cần thiết, giảm sử dụng nhựa nguyên sinh, thay thế bằng nguyên liệu thân thiện môi trường”.


Ông Hoàng Tiến Minh, Giám đốc Công ty Thủy Vinh
Những giải pháp này đã giúp Nestlé Việt Nam giảm gần 2.500 tấn bao bì nhựa trong 2 năm 2021-2022.
Đến nay, khoảng 94% bao bì sản phẩm của Công ty được thiết kế có thể tái chế và tái sử dụng.
Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam (EPMA) nhận định, xu hướng chuyển đổi sang bao bì xanh đặt ra yêu cầu cho doanh nghiệp phải thay đổi sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, từ đó nắm bắt cơ hội không chỉ ở thị trường xuất khẩu, mà ngay ở thị trường nội địa với sức tiêu dùng hàng thực phẩm và đồ uống tăng nhanh.
Sản xuất - kinh doanh thực phẩm chế biến nhiều năm, Công ty cổ phần Thực phẩm Á Châu cho biết, chất lượng sản phẩm là yêu cầu sống còn, nhưng theo xu thế, nếu bao bì sản phẩm không thể tái chế, gây rác thải ra môi trường sẽ khó cạnh tranh hơn.
Chuyển đổi sản xuất là tất yếu
Quy mô thị trường đồ uống Việt Nam năm 2022, theo Statista, ở mức 26 tỷ USD và tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2023, đạt khoảng 27,2 tỷ USD.
Còn thị trường thực phẩm của Việt Nam năm 2023 được dự báo tăng 9% so với năm 2022 và tăng bình quân khoảng 8,2%/năm trong giai đoạn 2023 - 2027.
Quy mô thị trường lớn và còn tiếp tục tăng trưởng tạo ra dư địa cực lớn cho ngành bao bì trong việc cung ứng cho các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống. Trong đó, cơ hội tăng trưởng nhanh sẽ về tay những doanh nghiệp bao bì có sự chuyển đổi nhanh, thích ứng với xu hướng tiêu dùng xanh.
Trước thềm Triển lãm Quốc tế lần thứ 16 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam (ProPak Vietnam 2023), diễn ra từ ngày 8 đến 10/11/2023, đơn vị tổ chức sự kiện là Informa Markets, thuộc Informa PLC (Anh) cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng ở khởi đầu của một cuộc biến đổi lớn trong ngành bao bì đóng gói. Nhưng tín hiệu mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp ý thức về chuyển đổi sản xuất để tiệm cận nhu cầu tiêu dùng xanh.
Cũng theo Informa Markets, thời gian gần đây, số lượng công ty sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và doanh nghiệp thực phẩm cam kết thay đổi hệ thống đóng gói cũng tăng lên.
Lý do là, người tiêu dùng ngày càng nhận thức cao hơn về bao bì thân thiện, trong khi Chính phủ liên tục ban hành các chính sách về sản xuất sạch hơn, tiến tới Net Zero vào năm 2050, khiến nhu cầu về giải pháp đóng gói bền vững ngày càng tăng.
Ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) cho rằng, trong cuộc đua cam kết về Net Zero, những doanh nghiệp tiên phong sẽ được hưởng lợi và sẽ dẫn dắt thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Một nghiên cứu của Công ty tư vấn Nielsen chỉ ra rằng, 86% người tiêu dùng Việt Nam cho biết, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm có bao bì sinh học hoặc tái chế.
Đây là một xu hướng toàn cầu, khi mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa. Các doanh nghiệp ngành bao bì cần đầu tư vào công nghệ và nguồn nguyên liệu để sản xuất các loại bao bì có khả năng phân hủy sinh học, tái sử dụng hoặc tái chế.
Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua sản xuất bao bì xanh, các doanh nghiệp nội đang chậm chân hơn doanh nghiệp ngoại bởi eo hẹp về vốn cũng như quy mô sản xuất.
Ông Nguyễn Ngọc Sang, Chủ tịch Hiệp hội Bao bì Việt Nam (Vinpas) cho biết, ngành bao bì đóng gói tăng trưởng bình quân 10 - 15%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng với nhiều nhà đầu tư và ngành này được dự báo tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới. Tuy nhiên, giống như các ngành khác, ngành bao bì cũng chịu thách thức lớn từ chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn.

-
Doanh nghiệp ngoại tìm cơ hội gia nhập thị trường thang máy Việt Nam -
Đưa xăng nhiên liệu sinh học E10 vào sử dụng từ đầu năm 2026 -
Tiếp tục rà soát xuất xứ, truy xuất nguồn gốc hàng hóa -
Nước mắm Phú Quốc - “Hồn túy đảo ngọc” -
Hà Nội tung khuyến mại khủng, giảm giá tới 50% trong Tháng khuyến mại tập trung 2025 -
Nam Định có thêm 2 sản phẩm gạo đạt chuẩn OCOP cấp Quốc gia -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 tăng lần thứ 5 liên tiếp
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn