
-
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
-
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới
-
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS
-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
Chiều 1/7, tại tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm “Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới”.
Phát biểu tại Toạ đàm, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW khẳng định kinh tế- xã hội Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Kinh tế của Vùng đã có sự khởi sắc và tăng trưởng liên tục, nhất là trong giai đoạn 2010 - 2019; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Trong giai đoạn 2001-2019, tốc độ tăng GRDP bình quân toàn Vùng luôn được duy trì ở mức tăng trưởng cao (10,25%/năm). Giai đoạn 2011-2019 có sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng đáng kể so với thời kỳ trước (8,14%), song vẫn cao hơn mức tăng trưởng trung bình chung của cả nước (6,2%/năm).
![]() |
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung đã có những phát triển vượt bậc. |
Ngoài ra, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư khá đồng bộ, các chuỗi đô thị ven biển hình thành và giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển, du lịch và mở rộng các không gian kinh tế. Liên kết vùng được quan tâm thực hiện và đạt một số kết quả nhất định ...
Đạt nhiều kết quả ấn tượng, tuy nhiên theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước.
Tăng trưởng kinh tế của Vùng còn thiếu ổn định; quy mô kinh tế còn nhỏ, khoảng cách phát triển giữa các địa phương gia tăng. Hạ tầng kinh tế - kỹ thuật chưa đồng bộ cản trở tổ chức không gian phát triển; các đô thị thiếu liên kết thành một hệ thống thống nhất … Đáng chú ý là vai trò hạt nhân của Thành phố Đà Nẵng chưa cao
Nhấn mạnh đến cơ chế điều phối, liên kết phát triển, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, cơ chế điều phối Vùng đã được ban hành, nhưng chưa mang lại nhiều kết quả do thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương, xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng ...
Với những hạn chế đó, Tọa đàm “Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” có ý nghĩa quan trọng.
![]() |
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại Toạ đàm. |
Ông Trần Tuấn Anh cho rằng, Toạ đàm cần làm rõ được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong Vùng, đề xuất được định hướng lớn về vai trò, chức năng và nhiệm vụ chính của từng địa phương trong vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ.
Từ đó, đề xuất Ban chỉ đạo những giải pháp về những định hướng lớn về chiến lược và quy hoạch vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong mối quan hệ với cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, để vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ và và tăng cường liên kết các địa phương trong vùng Nam Trung bộ; đặc biệt là liên kết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, cảng biển và phát triển đô thị.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, cần làm sâu sắc kết quả, thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn liên kết phát triển kinh tế vùng, nhất là việc ban hành, tổ chức thực hiện và hiệu lực, hiệu quả các cơ chế, chính sách liên kết vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung thời gian qua. Từ đó, đề xuất được những định hướng về các thể chế, cơ chế, chính sách, nguồn lực mới, các động lực liên kết mới cho các ngành, lĩnh vực của vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tọa đàm “Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới” được tổ chức tại Quảng Nam. |
Bên cạnh đó là làm rõ hơn về xu hướng tất yếu và lợi ích của các địa phương khi tăng cường liên kết phát triển vùng, nhất là trong bối cảnh nhiều xu thế kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn….; nhiều thách thức mới xuất hiện như dịch bệnh Covid19, chính sách bảo hộ thương mại, biến đổi khí hậu.
Song song với đó đánh giá các kinh nghiệm, mô hình quốc tế về liên kết phát triển vùng để vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp vào phát triển vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, đặc biệt là về thể chế, chính sách và mô hình quản lý, bộ máy…
Tọa đàm Liên kết phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh mới có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp Ban Chỉ đạo tổng kết nghị quyết 39-NQ/TW hoàn thiện Đề án và đề xuất Bộ Chính trị các chủ trương, định hướng mới cho phát triển kinh tế- xã hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ nói chung và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng”. Ông Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

-
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt -
TP. Hải Phòng tăng trưởng đạt 11,2% trong 6 tháng đầu năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng làm Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam - Lào -
Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới -
Đổi tên 2 trường đại học tại TP. Hà Nội -
Quảng Ngãi kiện toàn các nhân sự chủ chốt cấp tỉnh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower