-
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh
Trung tướng Lê Chiêm và các đại biểu cắt băng bàn giao tàu. Ảnh CBS |
Các tàu Cảnh sát biển tiếp nhận đợt này gồm: 2 tàu tuần tra cao tốc TT-400 số hiệu CSB 4038, CSB 4039 và tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển H222, số hiệu CSB 7011.
Đây là 3 trong tổng số 7 tàu được Chính phủ đầu tư cho lực lượng CSB theo chương trình Nghị quyết 72/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam trước yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới.
Trong đó, tàu tuần tra cao tốc TT-400 có chiều dài 54,65 m, rộng 9,3 m; lượng giãn nước 424 tấn; tốc độ tuần tra 14 hải lý/giờ. Tàu chịu được sóng gió cấp 8-9; tầm hoạt động ở tốc độ tuần tra 2.500 hải lý; thời gian hoạt động liên tục trên biển là 30 ngày đêm.
Còn H222 là tàu vận tải đa năng, tiếp dầu lớn nhất hiện nay của lực lượng Cảnh sát biển nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển H222, số hiệu CSB 7011. |
Tàu CSB 7011 có chiều dài lớn nhất gần 90 m, chiều rộng lớn nhất gần 14 m, chiều cao mạn khoảng 6,25 m, mớn nước tàu khoảng 4,5 m, trọng tải toàn phần khoảng 2.900 tấn, lượng giãn nước đầy tải trên 4.300 tấn, tốc độ tối đa 13,5 hải lý/giờ, tầm hoạt động đến 6.000 hải lý, thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 60 ngày đêm và chịu được sóng, gió cấp 9-11.
Khả năng vận chuyển và tiếp tế nhiên liệu, nước ngọt của tàu lên tới 2000 m3 dầu và 500 m3 nước ngọt. Về khả năng vận chuyển và tiếp tế hàng hậu cần, tàu có thể mang theo khoảng 300 tấn hàng khô, 30 tấn hàng đông lạnh và 80 tấn rau củ quả các loại.
Ngoài ra trên tàu còn bố trí hệ thống buồng khám, sơ cứu, phòng điều trị để phục vụ công tác quân y và xưởng sửa chữa kỹ thuật phục vụ bảo đảm dịch vụ sửa chữa kỹ thuật vừa và nhỏ.
Tàu CSB 7011 có nhiệm vụ vận chuyển dầu và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, vật tư kỹ thuật, hậu cần cho các tàu hoạt động trên biển cũng như cho các đảo và nhà giàn.
Bên cạnh đó, tàu CSB 7011 còn có nhiệm vụ hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ có thể bám biển dài ngày (cung cấp dầu, nước ngọt, nhu yếu phẩm và sửa chữa nhỏ); tham gia phối hợp tuần tra, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng biển đảo và các công việc khác khi có yêu cầu.
Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và Thủ trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển thăm quan các tàu sau Lễ Bàn giao. |
Tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Tư lệnh Cảnh sát biển khẳng định: Việc bàn giao và đưa vào biên chế của Lực lượng Cảnh sát biển cùng một lúc 3 tàu hiện đại có ý nghĩa đặc biệt, là kết quả to lớn từ sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn và tạo điều kiện thuận lợi của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng; sự chủ động của chủ đầu tư Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và sự nỗ lực, sáng tạo, đoàn kết của đội ngũ lãnh đạo, kỹ sư, công nhân Công ty đóng tàu Hồng Hà.
Ý nghĩa đặc biệt hơn nữa là các con tàu này hoàn thành đã đáp ứng được ý chí và nguyện vọng của nhân dân trong công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà tinh thần Nghị quyết 72, Quốc hội Khóa XIII đã đề ra.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hiện đang quản lý số lượng lớn vũ khí, trang bị kỹ thuật với nhiều chủng loại, trong đó có các lớp tàu mới được đưa vào biên chế với những tính năng hiện đại, khí tài đồng bộ như: TT-1500, TT-400, TT-200, TT-120, DN-2000, DN-4000, TS-500CV và các tàu có lượng giãn nước 1.400 tấn trở lên.
Đặc biệt, trên các tàu CSB hiện nay đều đã được trang bị các loại máy thông tin sóng ngắn XD-D12V, Barret 2050, máy thông tin sóng cực ngắn M-XIR M8268, M1V M8, cùng hệ thống radar, khí tài hàng hải đồng bộ, thế hệ mới như radar Decca, máy đo sâu ES-5000, máy đo tốc độ EM-2000, phao vô tuyến... đủ sức đáp ứng cho các hoạt động trên biển của lực lượng CSB.
Cùng với đó, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển còn được trang bị các máy bay tuần thám biển CASA C212-400. Đây là loại máy bay trang bị hai động cơ cánh quạt cho phép bay đạt tốc độ tối đa 360 km/giờ, trần bay 3.300 m, với hoạt động hiệu quả cả ngày, đêm và hệ thống định vị toàn cầu tích hợp trong hệ thống quản lý bay…
Thay mặt Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Lê Chiêm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương thành tích của các đơn vị, cá nhân đã phối hợp tốt trong thực hiện dự án đóng tàu đạt hiệu quả, chất lượng, đúng theo tiến độ đề ra.
Đồng chí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng yêu cầu Bộ tư lệnh Cảnh sát biển tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công ty Hồng Hà tổ chức huấn luyện cho các kíp tàu sử dụng thành thạo tàu và các trang thiết bị trên tàu để phát huy tốt tính năng kỹ - chiến thuật, mang lại hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ trên biển.
Đồng thời, tổ chức rút kinh nghiệm, tổng hợp những bất cập trong thi công, huấn luyện, khai thác sử dụng và xây dựng kế hoạch huấn luyện bổ sung để đảm bảo tàu hoạt động tin cậy, an toàn tuyệt đối.
Theo kế hoạch, tàu CSB 7011 được giao cho Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3, tàu CSB 4038 giao cho Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, tàu CSB 4039 giao cho Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý và khai thác sử dụng.
Các tàu khi đưa vào sử dụng sẽ tăng cường đáng kể về trang bị, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về năng lực trong bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền an ninh trên biển; thực thi pháp luật, tìm kiếm cứu nạn...
Trung tướng Lê Chiêm và đoàn đại biểu thăm quan buồng lái tàu CSB 7011. |
Đặc biệt, tàu vận tải đa năng, tiếp dầu trên biển sẽ góp phần nâng cao năng lực của Cảnh sát biển đối với nhiệm vụ vận chuyển và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, lượng thực thực phẩm, vật tư kỹ thuật - hậu cần cho các tàu hoạt động trên biển, các đảo và nhà giàn, hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, bám biển.
-
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3
-
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế -
Thi công từ mờ sáng tới nửa đêm để sớm cấp điện trở lại tại Quảng Ninh -
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025 -
Thủ tướng: 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn khắc phục hậu quả siêu bão số 3 -
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
5 nhóm giải pháp để khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất - kinh doanh -
Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam