Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 22 tháng 01 năm 2025,
Ban hành kế hoạch thực hiện Lịch sử là môn học bắt buộc trong trường phổ thông
D.Ngân - 12/07/2022 13:57
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký ban hành kế hoạch về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó nêu rõ phần nội dung bắt buộc.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, lựa chọn, điều chỉnh, thẩm định chương trình Lịch sử cấp THPT phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết/năm học (lớp 10, lớp 11, lớp 12) để dạy cho tất cả học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ký ban hành kế hoạch về việc thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó nêu rõ phần nội dung bắt buộc.

Cùng đó, biên soạn, thẩm định tài liệu tập huấn thực hiện chương trình Lịch sử bắt buộc; Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các Sở giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình Lịch sử phần bắt buộc 52 tiết đối với lớp 10, lớp 11, lớp 12. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học thành lập Ban phát triển chương trình Lịch sử cấp THPT và thực hiện nhiệm vụ xây dựng, rà soát, điều chỉnh chương trình Lịch sử cấp THPT; biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. Thời gian hoàn thành các việc này trước ngày 25/8/2022.

Ngoài 52 tiết bắt buộc/năm ở cấp THPT mà tất cả các học sinh đều phải học, Lịch sử cũng nằm trong nhóm môn học lựa chọn (học sinh nào có mong muốn học thêm) ở cụm môn Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật).

Ở phần nội dung tự chọn này, các chuyên đề, chủ đề của môn Lịch sử cấp THPT là những nội dung chuyên sâu, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các nội dung cơ bản ở cấp THCS.

Được biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức hội thảo xin ý kiến các tổ chức, nhà khoa học, giáo viên về chương trình Lịch sử phần bắt buộc với thời lượng 52 tiết mỗi năm; 

Đồng thời biên soạn, thẩm định tài liệu, tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của các Sở giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện phần bắt buộc cho cán bộ quản lý, giáo viên để nâng sự phù hợp với điều kiện địa phương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các buổi hội thảo xin ý kiến, tập huấn cho các cán bộ, giáo viên. 

Nói về việc môn Lịch sử quay trở lại là môn học bắt buộc, ông Nguyễn Tùng Lâm, Thành viên tổ tư vấn Ủy ban đổi mới giáo dục của Chính phủ cho rằng, để chất lượng dạy và học môn Lịch sử được cải thiện, cần có giải pháp thay đổi về cách kiểm tra đánh giá, tổ chức dạy học để môn Lịch sử không nhạt nhòa như hiện nay. 

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, theo ông Lâm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các nhà trường cần tính đến việc làm sao để gắn Lịch sử với các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, trong cách tổ chức dạy học cũng cần thay đổi. 

Khi hướng nghiệp, các em không chỉ học về nghề nghiệp đó, mà còn được học về truyền thống của ngành nghề đó, tinh thần yêu nước, vượt khó vươn lên, sẵn sàng hy sinh trong công việc các em theo đuổi.

Trước đó, chương trình học mới được ban hành, từ năm học 2022-2023, Chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 10, môn Lịch sử trở thành một trong những môn học tự chọn.  Kế hoạch trên đã vấp phải ý kiến trái chiều của đông đảo phụ huynh, giáo viên, các chuyên gia giáo dục và cả học sinh.

Thiết kế môn Lịch sử THPT bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn
Nghị quyết số 63/2022/QH15 kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thiết kế môn Lịch sử THPT phải bao gồm cả...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư