-
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang -
Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024 -
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas -
Lần đầu tiên môn Tiếng Nhật có trong đề thi học sinh giỏi quốc gia -
Chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế -
Anh hùng, đặc công nước Vũ Trọng Nhượng: "Trầm tích" trong lòng biển Nha Trang
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1963/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Theo đó, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 kèm theo Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 2/6/2023 của Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật nhằm nghiên cứu, xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) thay thế Luật Di sản văn hóa hiện hành, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong việc thực thi pháp luật về di sản văn hóa; tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu việc xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, bảo đảm hiệu quả và tiến độ trong quá trình triển khai nhiệm vụ.
Chùa Mía - di sản văn hoá của Thị xã Sơn Tây, Hà Nội. |
Cùng với đó, phải bám sát nội dung đề nghị xây dựng chính sách của dự án Luật đã được thông qua. Trường hợp phát sinh chính sách mới, cần thực hiện đánh giá tác động chính sách mới được bổ sung.
Kế hoạch cũng yêu cầu phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân, đề ra mục tiêu, lộ trình thực hiện từng nội dung công việc; huy động sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật và di sản văn hóa.
Ngoài ra, phải lấy ý kiến rộng rãi đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu tác động của Luật và nhân dân trong quá trình soạn thảo Luật. Kế hoạch cũng đề ra nội dung cụ thể công việc, tiến độ triển khai và tổ chức thực hiện.
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội Khóa X thông qua tại Kỳ họp thứ 9, ngày 29/6/2001, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa XII (ngày 18/6/2009).
Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ở khắp mọi miền đất nước.
Nhờ đó, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng nơi có di sản hoặc nắm giữ/ thực hành di sản, góp phần thu hút du lịch,… tạo thêm thế và lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của từng đơn vị, địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập.
Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
-
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang -
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 -
Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024 -
Các điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 tại Hà Nội
-
Các trường tư thục tại Hà Nội chốt lịch tuyển sinh vào lớp 10 -
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh - Noel - Christmas -
Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử - văn hóa cấp Thành phố -
Lần đầu tiên môn Tiếng Nhật có trong đề thi học sinh giỏi quốc gia -
Có tới 150 triệu trẻ em trên thế giới không được đăng ký khai sinh -
Hàng loạt trường đại học phát thông báo đối tượng giả danh lừa đảo tinh vi -
Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng vững vàng bước vào trang mới
-
1 Kinh tế 2024: Chặng đua về đích -
2 Mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường cao tốc: Bài học từ bước nước rút thành công -
3 Người dùng mạng xã hội phải xác thực sinh trắc học từ ngày mai 25/12 -
4 Chọn kịch bản phát triển cho Dự án Sân bay Tây Ninh: Giai đoạn đầu cần 4.738 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/12
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024
- MAP Life tự tin tiến bước trước thềm năm 2025
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương