
-
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
-
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập
-
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy -
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Cuộc làm việc với Ban Kinh tế Trung ương sáng ngày 9/12/2024. Ảnh: Ban Kinh tế Trung ương |
Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu rất quan trọng của Đảng, chịu trách nhiệm tham mưu, hoạch địch đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong 4 nguy cơ đối với đất nước ta đã được Đảng nhận diện cách đây 30 năm thì có 2 nguy cơ gắn liền với trách nhiệm của Ban Kinh tế Trung ương. Đó là nguy cơ tụt hậu và nguy cơ chệch hướng. Đây là các nguy cơ thường trực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Tổng bí thư nói và khẳng định vai trò tham mưu của Ban Kinh tế Trung ương trong việc hình thành đường lối và chiến lược phát triển của Đảng.
Tuy vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, yêu cầu ngày càng cao của người dân về sự phát triển, Tổng bí thư khẳng định, Ban Kinh tế Trung ương cần phải đổi mới để đáp ứng cho được các trọng trách to lớn mà Đảng giao phó về tham mưu, hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội, và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Theo đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Kinh tế Trung ương sẽ phải thực hiện.
Thứ nhất, Ban Kinh tế Trung ương phải suy nghĩ về những nhiệm vụ quan trọng của Đảng ta: (i) chống nguy cơ tụt hậu; (ii) chống chệch hướng chủ nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người mà không được làm mất bình đẳng, đảm bảo cân đối hài hòa và tính toàn diện của sự phát triển để không ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ hai, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệu vụ giai đoạn mới; cách mạng phương thức làm việc để tạo đột phá về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều này gắn với mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà Trung ương đang đề ra.
Thứ ba, Ban Kinh tế Trung ương phải trở thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, có uy tín quốc tế, trên cơ sở không ngừng kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới, phải luôn luôn kiên định và đổi mới trên cơ sở phải thấm nhuần sau sắc những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm xuyên suốt của Đảng nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phải nhận thức trên nền tảng tư duy mới, sáng tạo, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta, bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Thứ tư, không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, tăng cường năng lực hoạch định chiến lược, năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo nhất là trước các xu hướng lớn của thế giới như cách mạng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, các thách thức về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống, tình hình địa kinh tế - chính trị khu vực và quốc tế, từ đó đề xuất chủ trương, chính sách, giải pháp phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế - xã hội của Đảng. Nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định các đề án lớn trình Trung ương, Bộ Chính trị và năng lực đánh giá, giám sát tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm báo các nghị quyết của Đảng được cụ thể hóa và được triển khai nhanh và hiệu quả.
Thứ năm, tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp, các Ban xây dựng Đảng, các địa phương trong công tác sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế, xã hội. Trước mắt là tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, xây dựng Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong việc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất đường lối chủ trương về kinh tế xã hội trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ sáu, chủ động hợp tác quốc tế với các cơ quan nghiên cứu, lý luận của các nước, các Đảng anh em, hợp tác với các tổ chức quốc tế, trường đại học, viện nghiên cứu về chính sách hàng đầu trên thế giới, vừa học tập những kinh nghiệm phát triển hay của nước bạn, đồng thời chia sẻ, lan tỏa những kinh nghiệm phát triển thành công của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
Để đạt được các yêu cầu, nhiệm vụ trên, Tổng bí thư nhấn mạnh phải hình thành đội ngũ nghiên cứu cao cấp, chuyên sâu, phải kết nối và sử dụng chất xám của những nhà tri thức thực sự, các chuyên gia, nhà khoa học có năng lực và có tâm huyết; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng cao, năng lực nghiên cứu độc lập, có bản lĩnh, kinh nghiệm, trình độ.
Thu hút tập hợp được những nhân tài, chuyên gia giỏi tập trụng nâng cao chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu, nhất là phát triển lực lượng sản xuất mới hiện đại, gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất mới.
Tổng Bí thư đề nghị trong Ban Kinh tế Trung ương chủ động, tích cực tham gia đóng góp cả về lý luận, thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, mô hình hay, đúc kết kinh nghiệm tốt, đóng góp thiết thực vào việc chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó có việc hoàn thiện các văn kiện của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
![]() |
Cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Kinh tế Trung ương sáng ngày 9/12/2024. Ảnh: Ban Kinh tế Trung ương |
Thay mặt lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Thái Thanh Quý nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ, toàn diện những chỉ đạo, giao nhiệm vụ sâu sát, những gợi mở, định hướng lớn, rất quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc, để đưa vào ngay chương trình, kế hoạch công tác năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ban Kinh tế Trung ương xác định quyết tâm chính trị, tập trung cao độ để thực hiện 6 nhiệm vụ chính Tổng Bí thư đã chỉ đạo, nhất là nhiệm vụ cải tổ bộ máy theo định hướng quản trị hiện đại, giảm đầu mối, giảm chồng chéo, tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; chuyển đổi mạnh mẽ sang tư duy hành động, phương thức làm việc sáng tạo; tích cực ứng dụng công nghệ số, phân tích dữ liệu lớn, phát huy đội ngũ chuyên gia đầu ngành; tăng cường phối hợp để nghiên cứu, tham mưu hiệu quả các chính sách chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển bền vững, các giải pháp có tính bứt tốc cho tăng trưởng kinh tế 02 con số; tham mưu các chủ trương, chính sách, quyết sách của Đảng theo hướng cụ thể, thực tế, khả thi, giảm khâu trung gian triển khai để nhanh chóng đưa chủ trương nghị quyết của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.
Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, nỗ lực đổi mới để phát huy vai trò là "Ban tác chiến" về lĩnh vực kinh tế - xã hội của "Bộ Tổng Tham mưu", giúp việc hiệu quả cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đất nước sớm đạt được như kỳ vọng của đồng chí Tổng Bí thư, của nhân dân ta.
-
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu 3 đề xuất để thúc đẩy tài chính cho phát triển
-
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
-
Việt Nam sẵn sàng chung tay, chung sức cùng các đối tác phát triển
-
HĐND TP. Hải Phòng kiện toàn bộ máy chính quyền, thông qua một số nghị quyết quan trọng
-
Ninh Bình: Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm cán bộ sau sáp nhập -
Tiếp nhận 50.300 tờ khai xuất nhập khẩu trong ngày đầu chuyển đổi mô hình bộ máy -
Hưng Yên ngày đầu vận hành chính quyền địa phương hai cấp: Tổ chức thông suốt, hành chính thân thiện -
Quảng Trị bổ nhiệm các giám đốc sở sau sáp nhập -
Ban Chính sách, chiến lược Trung ương có thêm lãnh đạo -
HĐND TP.HCM thành lập 15 sở, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố -
TP.HCM kiến nghị bố trí nhà công vụ cho cán bộ được điều động, luân chuyển công tác
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới