
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên
-
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
-
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026
-
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
Sau phiên giao dịch đầu năm chứng kiến mức tăng nhẹ 0,23% đi cùng thanh khoản chỉ bằng khoảng 65% mức trung bình, VN-Index quay đầu lùi xuống dưới mốc tham chiếu trước việc sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực bởi việc chỉ số USD Index (DXY) thiết lập kỉ lục mới khi vượt 109 điểm. Áp lực bán dâng cao dần. Bảng điện tử nhanh chóng ngập trong sắc đỏ và lực cầu cũng không vội vã tham gia.
Sau giờ nghỉ trưa, thị trường biến động giằng co quanh mốc 1.260 điểm trong khoảng 2/3 thời gian giao dịch buổi chiều. Khoảng thời gian cuối phiên, áp lực bán mạnh tiếp tục bị đẩy lên mức cao hơn và điều này khiến hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu giảm mạnh, các chỉ số vì vậy cũng đều đóng cửa ở vùng thấp nhất phiên.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 15,12 điểm (-1,19%) xuống 1.254,59 điểm. HNX-Index giảm 2,03 điểm (-0,89%) xuống 225,66 điểm. UPCoM-Index giảm 0,71 điểm (-0,75%) xuống 94,34 điểm. Toàn thị trường ghi nhận đến 483 mã giảm giá, trong khi có 230 mã tăng và 829 mã đứng giá/không giao dịch. Dù vậy thị trường vẫn có đến 42 mã tăng trần và 20 mã giảm sàn.
![]() |
Top 10 cổ phiếu tác động đến VN-Index. |
Áp lực lớn nhất trong phiên hôm nay thuộc về các mã cổ phiếu vốn hoá lớn. Trong nhóm VN30 chỉ có 3 mã tăng giá là PLX, SSB và VCB, trong khi 24/30 mã giảm giá, 3/30 mã chứng khoán đi ngang. Trong khi đó, nhóm này ghi nhận đến 24 mã giảm giá. Các mã như BVH, MWG hay TCB đều có mức giảm trên 3%.
Bên cạnh đó, VIB, HDB, STB, CTG... cũng có mức giảm trên 2%. TCB là cổ phiếu gây áp lực nhất đến VN-Index khi lấy đi 1,28 điểm. Chốt phiên, TCB giảm gần 3,1%. Tiếp sau đó, CTG cũng giảm 2,4% và lấy đi 1,17 điểm. FPT đứng thứ 3 trong danh sách tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi giảm gần 2%, khi chịu áp lực bán mạnh của nhà đầu tư nước ngoài.
Hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu như bán lẻ, hàng không, bảo hiểm, chứng khoán, thép... cũng đều chìm trong sắc đỏ. Tại nhóm thép, HPG cũng giảm đến gần 1,5% và có nhưng tác động khá tiêu cực đến nhóm ngành này. NKG giảm sâu 2%, HSG giảm 2,4%, VGS giảm gần 3%.
Chiều ngược lại, Viettel là nhóm cổ phiếu hiếm hoi đi ngược lại thị trường chung trong phiên hôm nay. CTR bật tăng đến gần 3,2% và chỉ đứng sau VCB trong danh sách các cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index. Các mã cùng họ Viettel là VTK, VTP và VGI đều có được sắc xanh trong phiên hôm nay nhưng mức tăng không quá mạnh.
VCB chỉ tăng 0,11% nhưng lại là mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với 0,14 điểm. NVL cũng có một phiên giao dịch tương đối tích cực khi tăng 1,44%. Công ty này mới công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua việc giảm vốn góp tại công ty con là Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Tân Kim Yến (Tân Kim Yến). Giá trị phần vốn góp tại Tân Kim Yến trước khi giảm là 2.204,6 tỷ đồng (tương đương 99,993% vốn điều lệ). Giá trị phần vốn góp của công ty tại Tân Kim Yến sau khi giảm là 204,8 tỷ đồng (tương đương 99,993% vốn điều lệ).
Ngoài ra, cổ phiếu YEG của Yeah1 cũng gây bất ngờ khi được kéo lại mức giá trần lên 19.550 đồng/cổ phiếu. YEG mới đây mới đây công bố thông tin về việc hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của công ty tại Công ty cổ phần Giải trí ANA và Công ty cổ phần Tập đoàn Care.
![]() |
Khối ngoại bán ròng mạnh cổ phiếu FPT. |
Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 560 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 1.727 tỷ đồng (tăng 28% so với phiên trước), trong đó, giao dịch thỏa thuận góp 1.727 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 844 tỷ đồng và 609 tỷ đồng.
FPT đứng đầu danh sách giá trị khớp lệnh lớn nhất thị trường với 651 tỷ đồng. TCB và SSI đứng sau khi giao dịch lần lượt 417 tỷ đồng và 412 tỷ đồng.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng khoảng 760 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã FPT với 230 tỷ đồng. CTG và TCB bị bán ròng lần lượt 108 tỷ đồng và 78 tỷ đồng. Trong khi đó, VGC được mua ròng mạnh nhất với 36 tỷ đồng. KDH đứng sau với giá trị mua ròng là 28,8 tỷ đồng.

-
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra? -
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt -
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL -
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh