
-
Lần đầu tiên Chương trình Nghệ thuật vì khí hậu 2025 tổ chức tại Hạ Long
-
Mở rộng cơ hội cho sinh viên Việt Nam học tập tại Canada
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mới về kiểm định đào tạo trình độ đại học
-
Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025
-
"Lửa từ đất" - cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bí thư Thành ủy Hà Nội đầu tiên -
Hà Nội kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giá
Chính vì vậy, lực lượng kiểm lâm, chính quyền các huyện, thị xã có rừng luôn cảnh giác cao độ, đặc biệt trong mùa lễ hội, thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ” nhằm quản lý chặt chẽ, tuần tra, kiểm soát và ứng phó kịp thời trước nguy cơ cháy rừng.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 27.100 ha rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp, trong đó hơn 18.000 ha là rừng phòng hộ, rừng bảo vệ môi trường và rừng đặc dụng. Những cánh rừng này phân bố chủ yếu tại 7 huyện, thị xã: Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Đặc biệt, nhiều địa phương có rừng cũng là nơi diễn ra các lễ hội lớn thu hút hàng vạn du khách, làm tăng nguy cơ cháy rừng.
![]() |
Di tích đền Và, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây. |
Điển hình như lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), kéo dài suốt 3 tháng với hàng triệu lượt khách đổ về. Tại Ba Vì, lễ hội Tản Viên Sơn Thánh tổ chức trên địa bàn có nhiều diện tích rừng đặc dụng. Huyện Sóc Sơn với lễ hội Gióng cũng thu hút đông đảo du khách, trong khi đây lại là một trong những điểm nóng về cháy rừng của Thủ đô.
Ông Nguyễn Văn Mạc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm số 9 (Chi cục Kiểm lâm Hà Nội) cho biết nguyên nhân gây cháy rừng chủ yếu xuất phát từ con người. Riêng huyện Mỹ Đức có khoảng 5.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, với hàng nghìn hộ dân sinh sống xen kẽ trong rừng tại các xã Hương Sơn, Hùng Tiến, An Tiến, An Phú. Do đó, việc kiểm soát nguồn lửa trở nên đặc biệt khó khăn, nhất là vào mùa lễ hội khi lượng du khách tăng cao, tiểu thương, hàng quán cũng hoạt động sôi nổi hơn.
Không chỉ vậy, du khách đến các điểm du lịch sinh thái thường tổ chức ăn uống, nấu nướng hoặc hút thuốc, trong khi rừng vào mùa khô có lớp thực bì dày, rất dễ bắt lửa. Thống kê cho thấy, trong 4 tháng mùa khô 2024 - 2025 (từ tháng 10/2024 đến ngày 13/2/2025), huyện Sóc Sơn đã xảy ra 13 vụ cháy rừng, thiệt hại khoảng 25 ha lâm sinh.
Trước thực trạng trên, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là thực hiện phương châm “4 tại chỗ” gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
Tại Sóc Sơn, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã điều động Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số 1 tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, kiểm lâm địa bàn để giám sát chặt chẽ hoạt động ra vào rừng. Bất kỳ dấu hiệu vi phạm nào như đốt rừng, san ủi đất rừng trái phép hay hành vi sử dụng lửa bất cẩn đều được xử lý nghiêm.
Ông Đỗ Minh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết huyện đã xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy cụ thể. Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội Gióng, các tổ xung kích phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm số 4 tiến hành tuần tra thường xuyên. Lực lượng công an xã, an ninh thôn cũng được bố trí túc trực tại các khu vực hóa vàng mã, xung quanh đền Sóc và các điểm du lịch gần rừng để kiểm soát nguồn lửa, ngăn chặn nguy cơ cháy rừng ngay từ đầu.
Tại Mỹ Đức, lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân và du khách tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ rừng. Các cơ sở tôn giáo, ban quản lý di tích cũng phối hợp với lực lượng chức năng để giám sát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong khu vực có rừng.
Bên cạnh các biện pháp giám sát chặt chẽ, việc nâng cao ý thức của người dân và du khách cũng giúp giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Ông Trần Quang Vinh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho biết, các hạt kiểm lâm trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình tuyên truyền tại các điểm du lịch tâm linh như đền Sóc (Sóc Sơn), chùa Hương (Mỹ Đức), đền Thượng, Vườn Quốc gia Ba Vì (Ba Vì)... Mục tiêu là kiểm soát việc sử dụng lửa một cách an toàn, đồng thời hướng dẫn người dân và du khách cách xử lý khi phát hiện cháy rừng.
Ngoài ra, một số địa phương cũng thử nghiệm lắp đặt camera giám sát ở những khu vực có nguy cơ cao, kết hợp ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm để phát hiện và dập tắt đám cháy ngay khi mới hình thành.
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mới về kiểm định đào tạo trình độ đại học -
Tuyên Quang tổ chức Lễ hội Đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025 -
"Lửa từ đất" - cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bí thư Thành ủy Hà Nội đầu tiên -
Hà Nội kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về giá -
Hà Nội hướng dẫn thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến miễn phí -
Bảo vệ và gìn giữ “lá phổi xanh” của Thủ đô -
Hà Nội xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 4 di tích
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/2
-
2 Thời điểm lịch sử trọng đại của dân tộc thì phải có những quyết định lịch sử
-
3 Nhà đầu tư cần thận trọng khi đổ tiền vào đồng Pi
-
4 Quốc hội thông qua cơ chế đặc biệt phát triển đường sắt đô thị cho Hà Nội, TP.HCM
-
5 Quyết định đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đang đàm phán khoản vay với đối tác
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Trục đường 293 - “Thủ phủ mới” phía Đông của Bắc Giang