
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
![]() |
Từ năm 2009 đến nay, mặt cầu Thăng Long đã trải qua 2 lần đại tu nhưng vẫn không đạt được sự ổn định, bền vững cần thiết. |
Chiều nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức họp báo về kế hoạch triển khai Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long – Hà Nội. Theo đó, Dự án có tác động rất lớn tới hoạt động giao thông Thủ đô sẽ bắt đầu từ 8/8/2020 và hoàn thành trong quý IV năm 2020.
Trước khi bắt tay vào thi công trên mặt cầu, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện công tác cắm biển báo, công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 20/7/2020 và tổ chức phân luồng giao thông thử từ ngày 28/7/2020 - 08/8/2020; chính thức cấm cầu từ ngày 08/8/2020; thực hiện các công tác chuẩn bị: huy động vật liệu, nhân lực, thiết bị thi công; thực hiện các thí nghiệm vật liệu: từ 23/7/2020 – 08/8/2020.
Dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long có tổng mức đầu tư 269,3 tỷ đồng, bằng nguồn kinh phí sự nghiệp chi hoạt động kinh tế đường bộ cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ. Nhà thầu trúng thầu thi công là Liên danh Thành Hưng – Vĩnh Hưng – Phương Thành – Thuận An với giá trúng thầu: 242,8 tỷ đồng (bao gồm các chi phí: xây dựng, đảm bảo giao thông, bảo hiểm công trình và dự phòng 5%); thời gian thực hiện hợp đồng là 150 ngày.
Được biết, giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long được các cơ quan chức năng lựa chọn là tiến hành gia cường mặt cầu thép trực hướng hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ, gồm các bước: cào bóc lớp bê tông nhựa hiện hữu, làm sạch bản mặt thép; hàn các đinh neo thép vào bản mặt thép và lắp đặt lưới thép D10; thi công lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) có cường độ chịu nén tối thiểu bằng 120MPa, chịu kéo ≥ 7,0MPa, chiều dày tối thiểu 6cm; thảm bê tông nhựa polyme BTNP 12,5 dày 4 cm; thay thế các khe co giãn đã bị hư hỏng bằng khe co giãn ray dạng mô đun; sửa chữa lề bộ hành, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
“Sau lần sữa chữa này, công trình tồn tại ít nhất trên 10 năm theo yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bởi kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất. Kết cấu dàn thép của 5 liên nhịp dàn thép đã được kiểm định 1 cách chắc chắn và bảo đảm khả năng chịu lực của cầu bền vững, kết cấu thép ở dưới ổn định và không biến dạng,” ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) khẳng định.
Để công tác thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là lớp bê tông siêu tính năng (UHPC) cần thiết, vì vậy Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải tổ chức phân luồng giao thông và cấm các phương tiện lưu thông trên mặt cầu (tầng 2) và điều chỉnh lại tốc độ chạy tàu ở tầng 1 trong quá trình thi công xây dựng.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng được xây dựng từ tháng 11/1974 và hoàn thành vào tháng 5 năm 1985. Sau một thời gian khai thác phần mặt đường trên cầu đã xuất hiện các hư hỏng, với đặc điểm kết cấu phức tạp (cầu dàn thép 2 tầng cho đường bộ và đường sắt, chiều dài nhịp lớn, dàn thép liên tục trên nhiều nhịp) mặt cầu đồng thời phải chịu các tải trọng xe chạy trên cầu, tải trọng tầu hỏa, lực gió ngang, nhiệt độ... tạo ra các dao động chuyển vị biến dạng, ứng suất lớn đồng thời theo các phương khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu sửa chữa mặt cầu Thăng Long một cách căn cơ để khai thác êm thuận, an toàn, bền vững lâu dài và khai thác đồng bộ với đường Vành đai III là hết sức cần thiết và cấp bách.

-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật -
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
PVOIL thí điểm bán xăng sinh học E10 RON95
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng