Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 30 tháng 07 năm 2024,
Bất động sản công nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi nhanh hơn để không lỡ nhịp
Việt Dũng - 30/07/2024 16:23
 
Doanh nghiệp nước ngoài đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam, vì vậy chúng ta cần phải đẩy nhanh phát triển nếu không những thứ ngoài kia sẽ trở thành muộn màng.

Ngày 30/7, chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024, bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và tư vấn, JLL Việt Nam cho hay, ở khoảng thời gian 5-10 năm vừa qua, là người Việt Nam thì phải rất tự hào về tốc độ phát triển của bất động sản công nghiệp. 

Ví dụ về thu hút FDI, trong năm 2023 tăng 34%, sẽ ấn tượng hơn rất nhiều nếu so sánh với tổng FDI tăng trưởng của toàn thế giới chỉ 3%. Điều này cho thấy, sự dịch chuyển FDI trên toàn cầu đã chậm lại nhưng Việt Nam vẫn nổi lên là một điểm sáng.

“Đây là một thế mạnh mà chúng ta có quyền để tự hào”, bà Trang Lê nói.

ss
Bà Trang Lê, Giám đốc cấp cao khối nghiên cứu và tư vấn, JLL Việt Nam.


Về một số ngành mũi nhọn, JLL cũng đã có những nghiên cứu riêng. Thông thường, để tìm ra được ngành mũi nhọn để Việt Nam tập trung phát triển thì cần dựa vào nền tảng sẵn có của riêng mình.

Đầu tiên là hệ thống nhà máy sản xuất sẵn có tại Việt Nam là gì. Mong muốn từ phía Chính phủ muốn thu hút vào ngành nào. Tiếp đến là về nguồn năng lực, năng lực hấp thụ nguồn vốn, cơ sở hạ tầng để hấp thụ nguồn vốn đó.

Có thể bao gồm những ngày cụ thể như linh kiện điện tử, dệt may… Tỷ trọng đóng góp trong ngành này còn lớn, không có lý do gì để dừng lại mà không phát triển thêm. Chỉ là trong quá trình sản xuất, mình chuyển đổi xanh hoá.

“Mình có thế mạnh của riêng mình và nên tiếp tục phát triển mạnh hơn, xanh hoá hơn, tự động hoá nhiều sơn… song song với việc phát triển ngành khác”, bà Trang Lê chia sẻ.

Về vấn đề bán dẫn, chuyên gia đến từ JLL cho rằng, đây là chủ để nóng không chỉ tại Việt Nam, mà còn ở tất cả các nước khác. Song, mong muốn là một chuyện nhưng năng lực hấp thụ lại là một chuyện khác. Vì vậy, Việt Nam nên suy nghĩ kỹ về vấn đề làm sao để hấp thụ các nhà đầu tư đó.

Vị chuyên gia này cũng hoàn toàn đồng ý với quan điểm rằng Việt Nam đang sở hữu cơ hội ngàn năm có một. Đang ở thời điểm gần như là bước ngoặt, nên cần làm nhanh hơn nữa… vì không thể để kéo dài quá lâu, các nước khác cũng đang đẩy mạnh rất nhiều.

Có những việc mình biết, mình muốn làm nhưng cần thời gian. Có thể kể đến như việc nâng cao năng lực nguồn lao động không thể trong một vài năm, nhưng cần phải đẩy nhanh tốc độ. Bởi doanh nghiệp nước ngoài cũng đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam, vì vậy cần phải đẩy nhanh nếu không những thứ ngoài kia sẽ trở thành muộn màng.

Toàn cảnh phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn
Toàn cảnh phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn.


Theo bà Trang, nếu như vấn đề xanh hóa được đặt ra trong 5 năm trước thì chỉ là vấn đề được cân nhắc để làm thì bây giờ là điều bắt buộc phải làm. Các nhà đầu tư đã có lộ trình rõ ràng và có những dự án đạt tiêu chuẩn xanh.

Từ phía khối công, cần có những hướng dẫn rõ ràng và nhanh chóng để nhà đầu tư biết được rằng những thay đổi đó có ý nghĩa gì để họ ra quyết định đầu tư. Nếu không phải đợi 1-2 năm nữa thì các nhà đầu tư sẽ đi tới các nước khác, lúc này Việt Nam sẽ bị lỡ nhịp phát triển.

Theo bà Trang Lê, Việt Nam đang ở giai động đầu thử nghiệm mô hình công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, việc đưa các mô hình công nghiệp sinh thái vào thực tiễn sẽ còn nhiều khó khăn.

Đầu tiên, có thể kể đến là chưa có nhiều hỗ trợ về tài chính cho các nhà đầu tư. Việc chuyển đổi xanh tốn kém ở giai đoạn đầu, cần có sự hỗ trợ nhất định để đưa mô hình xanh hoá đi vào thực tiễn. Hiện nay chủ yếu xuất phát từ khối tư, nhưng để nhận rộng thì không phải ai cũng đủ nguồn lực.

Tiếp đến là những chính sách, hiện vẫn chỉ có những khung bên ngoài, chưa có những quy định chuyên sâu, cụ thể. Cần phải có những cái này thì mới có thể dễ dàng đưa mô hình công nghiệp sinh thái vào thực tiễn được.

Hình ảnh ấn tượng tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam 2024
Diễn đàn thu hút sự tham dự đông đảo đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư