Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 23 tháng 12 năm 2024,
"Bắt" đúng bệnh để doanh nghiệp có đà bứt phát với Hiệp định CPTPP
Anh Hoa - 02/05/2019 10:01
 
Chủ đề doanh nghiệp và CPTPP là một trong những nội dung quan trọng của 6 phòng hiến kế thuộc khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tư nhân 2019 diễn ra sáng ngày 2/5.

3 tháng đầu tiên thực thi CPTPP: Cơ hội đặc biệt

Trước Việt Nam, CPTPP đã có hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Bao gồm 11 quốc gia, Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.

Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, hơn 4 tỷ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2030.

Phòng hiến kế có sự tham gia của thương hiệu Tôn Colorbond từ BlueScope và Công ty MXP.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết Việt Nam vừa trải qua 3 tháng đầu tiên thực thi CPTPP - hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất, tiêu chuẩn cao, tự do. Đây là một hiệp định nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chủ trì phiên hiến kế này
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI chủ trì phiên hiến kế này

CPTPP là cơ hội đặc biệt, tiếp tục thúc đẩy cạnh tranh, mở ra cơ hội thuận lợi cho 700.000 doanh nghiệp, hàng trăm nghìn hộ kinh doanh... Dù còn nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là động lực, cảm hứng để các doanh nghiệp vượt qua chính mình, hội nhập từ bên trong, cải cách kinh tế Việt Nam sau WTO. Đây là tác động lớn nhất của hiệp định. 

Vượt ra ngoài kinh tế và thể chế, CPTPP còn bởi khi thực hành các tiêu chuẩn cao hơn. CPTPP bị tác động trên nhiều mặt. Diễn đàn của chúng ta hn tập trung vào khía cạnh các ngành sản xuất tận dụng CPTPP để bứt phá nhằm đề ra giải pháp chuẩn xác, định hướng cho doanh nghiệp. Đây cũng là thách thức.CPTPP có thể mang tới những cơ hội đầu tư các thị trường mới hay các môi trường quen thuộc. Doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ không chỉ trong thế mạnh truyền thống mà còn cả dịch vụ. Các doanh nghiệp đều đang đứn trước tăng doanh thu và lợi nhuận.

CPTPP mang lại lợi ích cho đoanh nghiệp suất khẩu Việt Nam. Cơ hội thuế quan giảm, tạo lợi thế cho Việt Nam khi cạnh tranh với các nước khác. 8000 - 9000 sản phẩm dệt may, da dày, sản xuất khác... hưởng lợi từ việc không bị (được giảm) thuế.

Cần “bắt đúng bệnh” để các doanh nghiệp tư nhân bứt phá từ CPTPP

Theo ông Lộc nhận định cơ hội giúp Việt Nam loại bỏ 65% thuế với các loại hàng hoá từ CPTPP. Điều này có ý nghĩa lớn với các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ.  

CPTPP là hiệp định thế hệ mới, cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn. 

“Với CPTPP, ngành sản xuất có vượt qua được các trở ngại quá khứ hay không, câu trả lời có được khi chúng ta nhận diện được những cản trở của doanh nghiệp Việt Nam để hiện thực hoá các nguyện vọng”, ông Lộc nói.

Ông Lộc cũng đề cập hai câu chuyện nổi cộm đang cản trở các doanh nghiệp. Một là khả năng đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn; hai là vượt qua các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Lộc, các cơ quan Nhà nước đã nỗ lực nhưng chưa đủ, đâu đó còn tình trạng tự làm khó mình với hàng xuất khẩu, tồn tại những hiện tượng bất hợp lý, độc quyền, hay tiền kiểm hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp chưa nhận được thông tin đầy đủ, vẫn loay hoay tự tìm hiểu. Còn nhiều câu chuyện khác như cơ sở yếu kém, thủ tục hành chính cải thiện nhưng chuyển biến còn mờ nhạt...

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định tầm quan trọng của tham gia CPTPP với Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh phát biểu đề dẫn phiên hiến kế
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh phát biểu đề dẫn phiên hiến kế

Theo ông Khánh, Hiệp định CPTPP có ở 7 nước và Việt Nam. Hiệp định có mức độ cam kết rộng, sâu hơn. Hiệp định không chỉ đề cập các vấn đề truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ... mà còn có những cái mới như lao động, doanh nghiệp... Đặc biệt, hiệp định đặt ra yêu cầu cao về quản trị minh bạch, được kỳ vọng là thúc đẩy tiến trình, sáng tạo, thương mại, đầu tư trên thế giới và các bên, giúp nâng cao mức sống cho người lao động, người dân.

Giống như tham gia WTO, tham gia CPTPP là cơ hội để tiếp tục hoàn thiện thể chế. CPTPP hỗ trợ tiến trình đổi mới, tăng trưởng, giúp chúng ta hoàn thiện môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, liêm chính, khách quan của bộ máy nhà nước. Hiệp định thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, phòng chống tham nhũng, quan liêu.

Nếu các điều kiện khác đều thuận lợi, hiệp định này giúp Việt Nam có thêm điều kiện thu hút mạnh đầu tư, để thực hiện tiềm năng xuất khẩu, gia tăng hàng xuất khẩu. Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn đầu tư mạnh vào Việt Nam, biến nước ta thành thị trường sản xuất mới của họ, thức đẩy hiện đại hóa đất nước.

Hội nhập mà hiệu quả thấp hay không thấy hiệu quả là lỗi của bộ máy quản lý. Thay đổi tư duy quản lý, chính sách theo hướng mở. Lấy môi trường kinh doanh công bằng, lấy doanh nghiệp là nguyên khí của quốc gia. Bộ máy quản lý phải thay đổi cách làm trong chính sách, tương tác với người dân, doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn cao về minh bạch, đúng quy định của Nhà nước . 

Doanh nghiệp cần chủ động trong CPTPP
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định hội nhập không chỉ đặt hàng hoá, dịch vụ vào môi trường cạnh tranh mà cả bộ máy quản lý cũng cần thay đổi, cần vươn lên để đủ sức điều hành.

10 ngày sau Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Chính phủ đã phân công cụ thể công việc để việc thực thi được rõ ràng. Với khu vực doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường sẽ lớn hơn, yêu cầu các nước giảm thuế nhanh, mạnh cho hàng hoá Việt Nam trong đó có nông sản.

Theo Khánh, sức ép cạnh tranh là có nhưng chưa phải thách thức lớn, lớn nhất là các doanh nghiệp phải tự đổi mới chính mình, tư duy, coi cạnh tranh là lẽ đương nhiên của nền kinh tế thị trường, sau đó, trong cạnh tranh cần chuyển từ bị động, phòng ngụ, kêu họi hỗ trợ chuyển sang tích cực, chủ động.

Ông Khánh cũng chia sẻ, Nhà nước sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng sự chủ động của doanh nghiệp là cần thiết, yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong Hiệp định CPTPP.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh kêu gọi các nền kinh tế APEC tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương
Với tư cách đồng Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công thường đã đưa nhiều thông điệp quan trọng tại Hội nghị liên Bộ trưởng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư