
-
Siết tỷ lệ đòn bẩy khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Giảm nguy cơ vỡ nợ, tăng động lực cơ cấu vốn
-
Nam Tân Uyên chuyển sàn khi thị trường khó khăn
-
Chứng khoán DNSE thay tướng
-
VN-Index tăng 3,26% trong tháng 6, kỳ vọng chinh phục mốc 1.400 điểm
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng
Phiên giao dịch đầu tuần có biến động mạnh khi mở cửa tăng lên 1.135 điểm, nhưng áp lực bán gia tăng mạnh đột biến ở những cổ phiếu đầu cơ, khiến VN-Index rơi về vùng 1.120 điểm. Tuy nhiên, nhóm vốn hoá lớn bất ngờ tăng điểm vào cuối phiên đẩy chỉ số tăng điểm.
Kết phiên, VN-Index đóng cửa ở mức 1.132 điểm, tương ứng tăng 2,65 điểm (+0,23%). Tổng khối lượng giao dịch tăng 14,75% so với phiên trước, đạt hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng 20.376 tỷ đồng về giá trị.
HNX-Index lại có phiên ngược chiều, khi giảm 0,53 điểm (-0,23%) về mức 231,01 điểm. Độ rộng thị trường nghiên về tiêu cực với tổng cộng 374 mã giảm giá (15 mã giảm sàn), 224 mã tăng giá (09 mã tăng trần) và 123 mã giữ giá tham chiếu.
Thanh khoản trên cả hai sàn niêm yết đạt 22.410,13 tỷ đồng, tăng mạnh so với phiên trước, duy trì vượt mức trung bình với khối lượng giao dịch hơn 1 tỷ cổ phiếu trên HOSE. Các con số này thể hiện dòng tiền vẫn đang luân chuyển trong thị trường và có xu hướng dịch chuyển sang các cổ phiếu vốn hóa lớn, cơ bản tốt, đầu ngành.
Thông tin tích cực hôm nay là Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 5 Quốc hội XV, trong đó quyết nghị tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết 43 năm 2022. Được thực hiện từ ngày 1/7 đến hết năm 2023.
Nhờ vậy, nhóm cổ phiếu bán lẻ kỳ vọng hưởng lợi đã tăng giá tích cực với thanh khoản gia tăng tốt như PET (+5,93%), DGW (+4,39%), MWG (+3,38%), FRT (+1,77%)...
Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp, và cổ phiếu ngành cao su có diện tích đất có khả năng chuyển đổi đất khu công nghiệp lớn cũng có diễn biến tích cực, vượt trội so với thị trường chung khi kỳ vọng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc gia tăng đầu tư như KBC (+3,45%), GVR (+3,16%), SIP (+2,52%), IDC (+2,08%)... ngoài VGC (-3,15%) chịu áp lực bán mạnh đột biến.
Tương tự, sắc xanh tích cực ở cổ phiếu logistic với TMS (+6,82%), DVP (+3,04%), VSC (+2,43%), PHP (+1,78%), HAH (+1,25%), ... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản ở mức trung bình như SGP (-1,22%), TCL (-1,03%), GMD (-0,38%)...
Ngược lại, một số nhóm chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản lớn như APS (-9,79%), VIX (-5,74%), FTS (-2,40%), PSI (-2,25%), VND (-1,78%)... các cổ phiếu nhóm bất động sản cũng có diễn biến tương tự khi đa số các mã có tính chất đầu cơ cao chịu áp lực bán mạnh như QCG (-6,91%), LGL (-6,88%), TDC (-4,14%), NHA (-3,94%), DRH (-2,64%)... Trong nhóm này, có một số mã vẫn tăng giá tốt như VPH (+4,82%), NVL (+2,76%), HDG (+1,42%), DIG (+1,32%), IJC (+0,96%)...
Khối ngoại bán ròng với giá trị phiên nay hơn 448 tỷ đồng trên sàn HSX, tập trung bán ròng ở các mã: VNM (-108 tỷ đồng), VRE (-75 tỷ đồng), VPB (-55 tỷ đồng),... Ngược lại, mua ròng ở các mã: VHM (+35 tỷ đồng), GEX (+28 tỷ đồng), FRT (+26 tỷ đồng), ...
-
Đột ngột giảm sàn, cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt mất 23% trong 7 phiên -
Chính sách tài khóa là trụ cột để dẫn dắt tăng trưởng -
Thành viên của Searefico hút vốn ngoại, mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp -
Tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết ngày 31/12/2026 -
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 7: Ưu tiên cổ phiếu vốn hóa lớn -
Tái cơ cấu VN30: Những cổ phiếu nào sẽ được bán ra?
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu