
-
Cả nước có 9 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát
-
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chưa hết khó
-
Những “tay chơi” mới nổi trên thị trường địa ốc
-
Điểm danh những dự án nhà ở xã hội tại nội thành Hà Nội -
Hà Nội mở bán 308 căn nhà ở xã hội gần Vinhomes Riverside, giá chỉ 16 triệu đồng/m2 -
Bất động sản Bình Dương sắp có đợt biến động giá mới -
Bất động sản công nghiệp giữ thăng bằng giữa bão thuế quan
![]() |
Với chính sách thu hút và hỗ trợ nhà đầu tư tốt, nên tiềm năng bất động sản công nghiệp của Hải Dương vẫn rất lớn. |
Tiếp tục thêm nguồn cung
Theo báo cáo mới nhất của CBRE, thời điểm quý III/2020, tổng diện tích đất của các khu công nghiệp tại 5 tỉnh, thành phố công nghiệp chính miền Bắc, gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đạt 13.800 ha. Trong đó, đất công nghiệp cho thuê là 9.600 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình là 78%. Riêng các khu công nghiệp tại Hà Nội, Hải Dương và Bắc Ninh đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%.
Trong nhóm này, Hải Dương đang là địa phương có kế hoạch mở rộng quỹ đất công nghiệp lớn nhất. Phần lớn đất công nghiệp còn trống, có kế hoạch mở rộng hay xây mới đều có vị trí chiến lược, nằm sát các trục giao thông chính đi qua địa bàn tỉnh.
Thêm một yếu tố nữa làm tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp tại Hải Dương là địa phương này nằm trên Hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đồng thời, Hải Dương kết hợp với Hải Phòng và Quảng Ninh thành tam giác trọng điểm kinh tế khu vực phía Đông của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, được thụ hưởng hệ thống giao thông liên vùng hoàn chỉnh gồm cả đường sắt, quốc lộ, cao tốc và gần các sân bay lớn là Nội Bài và Cát Bi.
Cùng với đó là chính sách thu hút và hỗ trợ nhà đầu tư tốt, nên tiềm năng bất động sản công nghiệp của Hải Dương vẫn rất lớn. “Giai đoạn 2020-2025, Hải Dương tiếp tục thu hút đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tỉnh tiếp tục quy hoạch và kêu gọi đầu tư hạ tầng từ 3 - 5 khu công nghiệp, 7 - 10 cụm công nghiệp mới”, ông Phạm Minh Phương, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Hải Dương cho biết.
Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cho biết, hiện có nhiều huyện, thành phố, thị xã đã có văn bản xin bổ sung tổng cộng trên 50 cụm công nghiệp mới, với tổng diện tích lên tới trên 3.000 ha. Nhiều cụm công nghiệp trong số đó đã có nhà đầu tư xin làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Một trong những nhà đầu tư mới đang rất hào hứng với thị trường bất động sản công nghiệp Hải Dương là Tập đoàn Nhựa Xanh An Phát. Sau hơn một năm đầu tư kinh doanh khu công nghiệp đầu tiên có tên An Phát Complex (vốn là Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark được mua lại với giá gần 800 tỷ đồng), nhà đầu tư này tiếp tục đầu tư thêm một khu công nghiệp nữa có tên là Quốc Tuấn An Bình tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
“Ăn theo” ngành công nghiệp phụ trợ
Vị trí địa lý nằm giữa Hà Nội - Hải Phòng là hạn chế của Hải Dương khi phải cạnh tranh với 2 địa phương trọng điểm về thu hút dòng vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Tuy nhiên, Hải Dương đã tìm ra lợi thế của mình khi nằm giữa 2 trung tâm công nghiệp lớn của miền Bắc này.
Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng đều đã có những nhà đầu tư thứ cấp là các tập đoàn công nghiệp lớn có quy mô toàn cầu như Samsung, LG. Theo sau các tập đoàn này, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nằm trong chuỗi phụ trợ của họ.
Song với Hải Dương, dù sẽ có thêm nguồn cung bất động sản công nghiệp mới trong thời gian tới, nhưng quy mô không thể sánh được với Hải Phòng, nên khó có thể nằm trong danh sách điểm đến đầu tư của những thương hiệu lớn. Với giá thuê bất động sản công nghiệp nằm trong top thấp của miền Bắc (chỉ cao hơn Vĩnh Phúc), địa phương này rất phù hợp với các nhà đầu tư nhỏ và vừa, với các dự án không cần quỹ đất lớn. Mặt khác, do có vị trí gần với Hà Nội, nên Hải Dương dễ hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Về định hướng phát triển, tỉnh này đã xác định, trong giai đoạn tới, sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chuỗi giá trị. Một số ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp sản xuất lắp ráp máy móc, ô tô, điện - điện tử... đang được đầu tư phát triển mạnh và đây sẽ là thị trường hạ nguồn rất lớn, đa dạng cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
“Vậy nên, những nhà đầu tư nhỏ và vừa nằm trong chuỗi phụ trợ của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại Hải Dương hướng đến cho giai đoạn phát triển tới”, bà Trương Tú Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đại An nhận định.
-
Khánh Hòa “thúc” tiến độ thẩm định giá đất các dự án đã giao đất -
Hàng trăm dự án bất động sản sắp được “cởi trói” -
M&A bất động sản khối ngoại lặng sóng -
Dọn ổ đón đại bàng, Thanh Hoá đón dòng vốn đầu tư lớn -
Chính thức đề xuất sửa Luật Đầu tư, tháo gỡ ách tắc lớn trên thị trường bất động sản -
Đón làn sóng đầu tư Nhật Bản vào bất động sản -
Khối nội tích cực trong M&A địa ốc
-
Vụ sản phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2 giả: Bắt giám đốc và kế toán Công ty Herbytech
-
Vụ sữa giả Hacofood: Bắt một giám đốc có hành vi “chạy án” khi bị phát hiện
-
Novaland thắng kiện Taekwang Vina liên quan dự án gần 10.000 tỷ đồng tại Thủ Đức
-
Lâm nợ, Công ty Cấp thoát nước Quảng Nam đề nghị cấp bù ngân sách
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
SERES ra mắt hệ sinh thái An toàn thông minh tại Triển lãm Ô tô Thượng Hải 2025
-
Chery LEPAS ra mắt toàn cầu
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500