
-
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
-
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động -
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025
Khoảng 10 ngày qua, tại khu Đông TP.HCM, mãi lực đất nền thuộc các quận 2, 9, Thủ Đức đồng loạt chững lại, giá đi ngang. Ông Châu, môi giới chuyên địa bàn khu Đông tiết lộ, tại hệ thống ông phụ trách, trong khoảng nửa tháng gần đây, giao dịch đất nền bất ngờ giảm mạnh, lưu lượng mua bán chỉ đạt khoảng 40% so với đỉnh tháng 4/2018. Thanh khoản sụt giảm gần 60% so với trước đây. Giá cả không có nhiều biến động, đa phần trong xu hướng đi ngang nhưng vẫn còn rất khó đoán diễn biến của thị trường đất nền trong thời gian tới, ông Châu cho hay.
Nguyên nhân giao dịch đất nền bị sụt giảm, theo ông Châu là do rổ hàng đặc thù này trên thị trường trở nên khan hiếm nguồn cung mới, nhà đầu tư có rất ít sự lựa chọn để xuống tiền. Trong khi đó, giá đất nền bán thứ cấp trên thị trường lại ở ngưỡng quá cao, tăng bình quân 30-50% so với cuối năm ngoái và tăng 100-200% trong 12-18 tháng qua. Điều này khiến giới đầu tư mới gia nhập thị trường có sự cân nhắc khi mua vào, nhà đầu tư cũ đang ôm hàng lại khó bán ra.
![]() |
Đất nền khu Đông TP HCM. Ảnh: Vũ Lê |
Xu hướng chờ đợi thêm thay vì lao vào thị trường thứ cấp đã khiến cho lực mua sụt giảm đáng kể. Đối với nhóm nhà đầu tư lướt sóng đất nền, thanh khoản giảm cũng khiến cho dòng tiền thu về của họ bị chững lại. Riêng những người mua để xây nhà phục vụ nhu cầu ở thật đang gặp phải băn khoăn không đủ khả năng chi trả, vay ngân hàng lại lo bẫy lãi suất thả nổi và quan ngại giá đất đang cao đến mức khó chấp nhận vì thật ảo lẫn lộn.
Trong khi đó, tại khu Tây TP HCM, đất nền phân lô quận 12, Bình Tân, Bình Chánh cũng ghi nhận mãi lực sụt giảm. Một công ty chuyên phân phối đất nền khu cho hay, hiện nay lượng giao dịch thành công trên địa bàn này đã giảm đến 70% so với 5 tháng đầu năm 2018.
Các dự án đất nền phân lô trên địa bàn này chào bán từ đầu năm 2018 với giá 15 triệu đồng mỗi m2 trên các trục đường Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Tân Quý Tây đã tăng vọt chóng mặt lên 25-27 triệu đồng mỗi m2 chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng. Giao dịch thứ cấp sôi động nhất diễn ra hồi tháng 4-5/2018. Thế nhưng, hiện nay giao dịch thứ cấp đã đứng lại, giá đi ngang, hàng ký gửi khá nhiều và mãi lực yếu dần.
Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc Dataland, Đoàn Thiên Việt cho biết, từ cuối tháng 5/2018 đến nay, thị trường đất nền TP HCM bất ngờ giảm tốc khá mạnh. Diễn biến rõ rệt nhất là giao dịch chậm lại, đặc biệt phân khúc đất nền phân lô, nhiều nơi có thanh khoản giảm tới 50-60%.
Theo ông Việt, mặc dù thanh khoản lao dốc nhưng giá đất vẫn trên đỉnh, cột giá hiện nay đang ở mức quá cao đòi hỏi cần có thời gian để tiêu hóa và hấp thụ dần. Lượng giao dịch sụt giảm đến từ rất nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất: nguồn cung đất nền phân lô đang ngày càng ít dần, hầu như chưa thấy dự án mới được tung ra trong vòng một tháng qua. Hàng hóa ít nên mức độ sôi động cũng giảm đi, mua bán không còn nhộn nhịp như trước.
Thứ hai: việc tách thửa theo Quyết định 60 đã có hiệu lực nhưng diễn biến khá chậm so với nhịp chảy của thị trường. Các hồ sơ đất tách thửa đã bán từ đầu năm dự kiến hoàn tất thủ tục trong quý III đang hồi hộp chờ kết quả. Đây là nguyên nhân nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn, giữ tiền nhiều hơn là xuống tiền để xem xét lại thị trường.
Thứ ba: giá đất nền tăng liên tục trong một thời gian dài và khả năng chốt lời đang bị bão hòa. Sự tích lũy giá trong một thập niên đã được cộng dồn vào đất trong vòng 3-4 năm gần đây khiến cho giá đất cần "nghỉ mệt" để quân bình mức độ vênh giá giữa các vị trí trung tâm và vùng ven, ngoại ô và nội đô.
Thứ tư: các chính sách mạnh mẽ ngăn chặn sốt đất ở các đặc khu kinh tế ít nhiều tác động đến tâm lý nhà đầu tư bất động sản. Ở một thị trường diễn ra sốt đất liên tục trong thời gian qua như TP HCM, nỗi quan ngại có sự can thiệp của bàn tay chính sách gây áp lực lên thị trường đất nền là có thật. Đây là tác động tâm lý mang tính dây chuyền.
Tổng giám đốc Dataland dự báo thêm, giá đất tại TP HCM nhiều khả năng sẽ đi ngang trong khoảng thời gian tối thiểu 3 tháng tới và sẽ có diễn biến mới vào quý cuối cùng của năm 2018. Theo ông Việt, thanh khoản đất nền hạ nhiệt trong thời điểm này là sự điều chỉnh cần thiết để giảm độ nóng của thị trường đất nền đồng thời tạo lực cản tích cực ngăn sốt đất ảo.
-
Dự án Khu dân cư số 1 Tây Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu): Rủi ro khi nhiều công ty bất động sản cùng bán -
Kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách chưa được xử lý dứt điểm -
Mở rộng “đường Nguyễn Huệ tại Biên Hòa”, đô thị hiện đại sẵn sàng lên ngôi -
Hà Nội sắp có siêu đô thị 600.000 dân ở Hòa Lạc -
Thêm 3 dự án khu sinh thái ngàn tỷ “đổ bộ” Quảng Trị -
Phát triển Hòa Lạc thành đô thị mới hiện đại -
Bất động sản Đồng Nai bứt phá ngoạn mục từ cú hích hạ tầng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/5
-
2 Bức huyết thư gửi tới Bác Hồ của người tử tù chỉ huy biệt động Sài Gòn
-
3 Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
4 Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
Microvast tại CIBF 2025: Cung cấp năng lượng cho tương lai
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam