Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Lần đầu tiên, đô thị được phát triển có kế hoạch
- 17/01/2014 17:58
 
TIN LIÊN QUAN
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Lần đầu tiên, đô thị được phát triển có kế hoạch
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: "Thành công lớn của ngành xây dựng năm 2013 là từng bước đưa việc phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch"

Năm 2014, theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, ngành xây dựng cần tập trung vào 12 nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tiếp tục tục tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong các lĩnh vực của ngành, trong đó trọng tâm là hoàn thiện để trình Quốc hội, Chính phủ thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi) và các Nghị định hướng dẫn thực hiện, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); nghiên cứu các cơ chế, chính sách để thu hút, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn); roà soát, sửa đổi, bổ sung các chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế…

2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, rà soát điều chỉnh bổ sung các quy hoạch vùng, quy hoạch chung trên phạm vi cả nước, đẩy nhanh tốc độ phủ kín quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng nông thông; đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện việc lập và quản lý thực hiện thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

3. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 15/2013/NĐ-CP, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong đầu tư xây dựng, nhất là đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước, các công trình quy mô lớn, phức tạp, có ảnh hưởng lớn đến an toàn của cộng đồng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, bảo đảm chất lượng công trình xây dựng; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương triển khai chương trình đánh giá an toàn các đập thuỷ điện và thuỷ lợi trên toàn quốc, kiểm định chất lượng các công trình kết cấu thẹp dạng tháp cao trên 100m; tăng cường quản lý xây dựng theo giấy phép.

4. Tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; chỉ đạo các địa phương khẩn trương xây dựng và phê duyệt các khu vực phát triển đô thị, thành lập các Ban quản lý khu vực phát triển đô thị để giúp UBND cấp tỉnh kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch; triển khai thực hiện các chương trình, dự án về phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật theo kế hoạch.

5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia; hoàn thành việc phê duyệt các chương trình phát triển nhà ở của các địa phương; triển khai thực hiện Nghị định số 188/2013/NĐ-CP về quản lý và phát triển nhà ở xã hội; tích cực thực hiện các chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, các hộ nghèo khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ.

6. Tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội, kết hợp với kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Tiếp tục rà soát, phân loại, điều chỉnh cơ cấu các dự án phát triển nhà ở, dự án khu đô thị mới; đẩy mạnh tăng nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích trung bình và nhỏ, giá bán thấp; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân được tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng

7. Tăng cường quản lý vật liệu xây dựng theo quy hoạch, đặc biệt là xi măng và các vật liệu xây dựng chủ yếu, bảo đảm cân đối cung – cầu thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết hàng tồn kho; tích cực phát triển vật liệu xây không nung; tăng cường kiểm soát việc khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

8. Xây dựng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp ngành xây dựng; nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành xây dựng; thực hiện cổ phần hoá các Tổng công ty nhà nước thuộc Bộ theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

9. Tiếp tục thực hiệncải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành.

10. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng đến năm; tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

11. 2020, tầm nhìn 2030, gắn kết chặt chẽ các hoạt động khoa học và công nghệ với thực tiễn sản xuất và quản lý của ngành; huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển khoc học và công nghệ ngành xây dựng; từng bước tiếp thu và làm chủ các công nghệ xây dựng tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng.

12. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại các địa phương, doanh nghiệp; chú trọng giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tối đa khiếu nại tồn đọng, kéo dài; thực hiện nghiêm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản