-
Đà Nẵng công khai 5 khu đất đấu thầu dự án đầu tư nhà ở xã hội -
Bán hết 627 sản phẩm Quy Nhơn Iconic giai đoạn 1, Phát Đạt lãi quý IV/2024 tăng 30,6% -
Quảng Nam: Hết tiến độ, Dự án Khu đô thị An Nam vẫn chưa hoàn thành -
Libera Nha Trang và hành trình 365 ngày kiến tạo kỳ tích -
TP.HCM duyệt quy hoạch 1/500 Khu đô thị lấn biển Cần Giờ -
Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu đô thị Bảo Ninh 4 -
Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc
Theo Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế |
Nâng diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt con số 23,4 m2 sàn/người là mục tiêu được Bộ Xây dựng đặt ra cho năm 2017. Mục tiêu này tăng 0,6 m2 sàn/người so với kết quả đạt được của năm 2016 là 22,8 m2 sàn/người.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2017, việc phát triển nhà ở, trọng tâm là nhà ở xã hội theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy cho rằng, các địa phương cần quan tâm và tập trung chỉ đạo phát triển nhà ở xã hội, chăm lo nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn; đồng thời, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm và thường xuyên trong chỉ đạo điều hành của địa phương.
Về phía Bộ Xây dựng, thời gian tới sẽ kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch và khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị dành cho phát triển nhà ở xã hội. Bộ sẽ kiểm soát chất lượng các dự án nhà ở xã hội, bảo đảm nhà ở giá thấp nhưng chất lượng không thấp và người dân phải được hưởng đầy đủ hạ tầng cơ bản, kể cả hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội.
Trong năm 2016, cả nước phát triển thêm khoảng 0,5 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực đô thị, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội khu vực đô thị đạt khoảng 3,3 triệu m2.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đánh giá, việc phát triển nhà ở xã hội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Việc triển khai một số chương trình hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn chậm so với kế hoạch; chưa huy động được nhiều thành phần kinh tế và nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách dành cho phát triển nhà ở xã hội còn hạn chế dẫn đến việc một số chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của pháp luật thực hiện chưa kịp thời, dứt điểm, trong khi còn thiếu các cơ chế, chính sách cần thiết để thu hút các nguồn lực xã hội, tạo nguồn vốn ổn định cho thị trường bất động sản.
Việc khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn khó khăn do lợi nhuận thấp, chưa có đủ quỹ đất sạch và thuận lợi về vị trí.
-
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Odoo ra mắt tính năng liên kết Shopee
- United Imaging công bố những đổi mới đột phá tại Arab Health 2025
- JXICC: Chào mừng lễ hội mùa xuân ở Giang Tây năng động
- DeTect cung cấp radar phát hiện chim MERLIN™ True3D™ cho Trung tâm Huấn luyện nghiệp vụ bay của Đại học Hanseo tại Hàn Quốc
- Casio phát hành G-SHOCK kỷ niệm 30 năm DW-6900