-
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024
Giao dịch tại nhiều dự án căn hộ giá thấp vẫn trầm lắng. Ảnh: L.T |
Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM, trong số 14.490 căn hộ bị tồn được thống kê, có khoảng 60 - 70% là căn hộ trên 70 m2.
Đó là chưa kể đến lượng hàng tồn không thể thống kê đầy đủ ở nhà đầu tư thứ cấp.
Trước lời giải cho bài toán xử lý căn hộ bị tồn, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, Thành phố kiến nghị đối với căn hộ trên 70 m2, thì phần diện tích 70 m2 tính theo giá bán của nhà ở xã hội, lấy giá thành căn hộ nhà ở xã hội tại Dự án 157/R8 Tô Hiến Thành đã hoàn thành (khoảng 11 triệu đồng/m2) làm giá tối đa cho các dự án chuyển đổi.
Phần diện tích còn lại được cộng thêm tiền sử dụng đất. Thành phố không bỏ tiền ngân sách ra mua lại dự án nhà ở xã hội, mà chỉ đứng ra làm đầu mối để những người thuộc diện ưu tiên ký hợp đồng trực tiếp với chủ dự án, đồng thời, kiến nghị cho người mua được vay vốn tại Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố, với lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm.
Từ thông điệp này, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc phân khúc căn hộ giá thấp vẫn trung thành với tuyên bố “không sợ” phân khúc nhà ở xã hội cạnh tranh.
Ngay lập tức chiến dịch “làm mới” mặt hàng được nhiều dự án triển khai.
Nếu như trước đây, chiêu “cho vay với lãi suất cố định” từ 10 đến 12%/năm trong vòng 3 - 5 năm là lợi thế của các dự án thương mại, khi lãi suất cho vay đang ở mức cao từ 15%/năm trở lên, thì hiện nay, với mức lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm, chiêu “lãi suất cố định” không còn lợi thế.
Các chủ đầu tư “chơi đòn khủng” bằng việc, cho phép người mua chỉ trả một phần (từ 30 đến 60% giá trị căn hộ), phần còn lại trả góp trong vòng 1 - 15 năm (không tính lãi suất), như các dự án Chung cư Ngọc Lan (quận 7), Chung cư Trường Thọ (quận Thủ Đức), Chung cư Quang Thái, Chung cư Khang Gia (Gò Vấp), Chung cư Thái An 6 (quận Gò Vấp)…
Không chỉ chủ đầu tư, các nhà đầu tư thứ cấp cũng không còn đủ kiên nhẫn “ôm hàng”, khi cơ chế đã rõ ràng và mặt bằng giá mới đang hình thành. Nhà đầu tư thứ cấp bắt đầu chiến dịch xả hàng mới, với chiết khấu “chóng mặt”, thường thì giá bán thấp hơn chủ đầu tư khoảng 10 - 15% (thậm chí 20 - 25%), nếu đó là các dự án chưa bàn giao nhà.
Anh Đỗ Minh Châu mua căn hộ tại Chung cư Tecco (quận Thủ Đức) cho biết: “Tôi đang muốn bán căn hộ 107 m2 giá 14,3 triệu đồng/m2 (gồm cả thuế), tặng cả gói nội thất cao cấp trị giá 100 triệu đồng, so với giá của chủ đầu tư vẫn thấp hơn 150 triệu đồng, nhưng rất khó bán”.
Trong lúc phân khúc căn hộ giá thấp vẫn gặp khó, thì cá biệt có một số doanh nghiệp bán được hàng, như E - home 3 của Nam Long, Lê Thành Twin Towers của Lê Thành…
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty Lê Thành cho biết: “Với hình thức thuê mua 50 năm, giá bán 340 - 480 triệu đồng cho căn hộ từ 29,2 - 45 m2, trả ngay 50 triệu đồng, còn lại trả góp trong vòng 30 tháng (không lãi suất, chia đều mỗi tháng). Tháng 3/2013, Công ty bán được gần 100 căn từ dự án này”.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về phân khúc căn hộ giá thấp, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, thị trường căn hộ giá thấp đã có sự khởi động trở lại, một số chủ đầu tư đã bán được hàng. Với phân khúc căn hộ giá thấp, thì người mua có nhiều lựa chọn, sản phẩm đa dạng nên kỳ vọng phân khúc này bán được nhiều hàng. Song, do khó khăn vẫn còn nhiều và dòng tiền sẽ chỉ thực sự quay lại, khi niềm tin thị trường được phục hồi.
-
Kinh doanh kiểu Mỹ ở… Phú Quốc -
Ra mắt Công ty CP Đất Xanh Nam Miền Trung, giới thiệu dự án One River “resort trong lòng phố” -
Vinhomes Riverside được vinh danh "Khu đô thị tốt nhất Việt Nam 2018" -
Đề xuất phương án phục hồi thành Điện Hải -
Hà Nội công bố Đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Vành đai 2 -
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến 2020 -
Ba tiêu chuẩn sống còn về hệ thống PCCC ở chung cư cao tầng
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn