-
Mối lo trên thị trường địa ốc TP.HCM -
Phác thảo bức tranh thị trường bất động sản Long An năm 2025 -
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024
| ||
Dự án Parkcity hiện nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài |
(baodautu.vn) Trải qua những cuộc thương thảo dai dẳng, những thương vụ thâu tóm dự án trong lĩnh vực bất động sản đang dần hé lộ và được dự báo sẽ tăng dần về số lượng trong thời gian tới, khi các hợp đồng chuyển nhượng chính thức được ký kết, cũng như sự quay trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp theo việc Vina Capital chuyển nhượng khách sạn Legend tại TP.HCM cho Lotte Hotels & Resorts, trên thị trường đã xuất hiện tin đồn Gemadept bán toà tháp Gemadept Tower với giá 45,5 triệu USD, cũng như một Tập đoàn lớn trong nước bán một tổ hợp ở trung tâm TP.HCM với giá trị ước đến 400 triệu USD. Mặc dù các doanh nghiệp này chưa chính thức công bố thông tin, nhưng một số nguồn tin cho phóng viên Đầu tư biết, việc thương thảo về mua bán những dự án này đã đi đến hồi kết; các thương vụ không sớm thì muộn cũng sẽ được công bố do bên bán là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sohovietnam – công ty chuyên về môi giới mua bán dự án bất động sản, nhận xét, số lượng các dự án bất động sản đã chuyển nhượng thường lớn hơn những gì được công bố. Mới đây, Sohovietnam đã môi giới thành công vụ chuyển nhượng toà nhà văn phòng tại 108-Lò Đúc (Hà Nội) với giá trị hơn 50 tỷ đồng. Ông Cần cho biết, trước sức ép trả nợ ngân hàng cũng như kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận hạ giá chào bán dự án thấp hơn cách đây một năm. Hiện Sohovietnam đang môi giới bán một toà nhà văn phòng đã hoạt động ở Hà Nội với giá chào bán 80 triệu USD, một cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại 22 tầng tại TP.HCM đã xây dựng xong phần thô với giá chào bán 700 tỷ đồng. Ngoài ra, Sohovietnam cũng như các bên mua bán đang tích cực đàm phán việc mua lại một mảnh đất xây cao ốc văn phòng tại Mỹ Đình - Hà Nội với giá trị khoảng 250 tỷ đồng, cùng một tổ hợp văn phòng – trung tâm thương mại – căn hộ đang xây dựng dở dang tại Mỹ Đình có giá chào khoảng 900 tỷ đồng. Theo ông Cần, bên đi mua cũng bắt đầu tỏ ra quyết liệt hơn khi cơ hội thâu tóm đang rất lớn do giá đã giảm mạnh và thị trường vẫn chưa rõ ràng, nếu không sẽ vuột mất nếu thị trường có dấu hiệu phục hồi.
Trên thực tế, một số doanh nghiệp một thời là “người hùng” trong lĩnh vực bất động sản như CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) hay Tổng công ty cổ phần Vinaconex, có tiềm lực đi thâu tóm một số dự án trong thời kỳ thị trường bất động sản sốt nóng, giờ cũng buộc phải bán bớt danh mục đầu tư.
Sau khi thâu tóm Dự án Khu đô thị Hoà Hải ở Đà Nẵng, Sudico tuyên bố vào giữa năm 2010 là góp 70% vốn để hợp tác đầu tư Khu nghỉ dưỡng Cactus Cam Ranh Resort & Spa tại Khánh Hoà do CTCP Đầu tư và Phát triển Điện miền Trung làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 13,24ha, tổng vốn đầu tư 397 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước tình hình kinh doanh lỗ khủng lên đến 302 tỷ đồng trong năm 2012 cũng như sức ép lãi vay từ các khoảng nợ lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, một trong những biện pháp Sudico áp dụng là buộc phải cơ cấu lại danh mục đầu tư, trong đó, đã chính thức thoái vốn tại Dự án Cactus Cam Ranh Resort & Spa vào tháng 3/2013 và thu về 25 tỷ đồng vốn góp vào dự án này.
Một “người hùng” khác trong lĩnh vực xây dựng là Vinaconex cũng đã phải vật lộn với khó khăn khi kết quả kinh doanh của Công ty mẹ trong năm vừa qua bết bát với mức lỗ 620 tỷ đồng. Tình thế này buộc Vinaconex phải bán bớt vốn trong các công ty con đang sở hữu các dự án bất động sản đình đám như Vinaconex - Hoàng Thành và Công ty Liên doanh TNHH Khu đô thị An Khánh. Trong đó, Vinaconex đã bán hết vốn trong Vinaconex - Hoàng Thành (chủ đầu tư của Dự án Khu đô thị Park City rộng 70 ha tại quận Hà Đông, Hà Nội) và sau đó, vốn góp của phía Việt Nam trong Dự án cũng được chuyển nhượng cho Perdana ParkCity, biến dự án này thành dự án 100% vốn nước ngoài. Việc chuyển nhượng vốn góp của Vinaconex trong Công ty Liên doanh An Khánh (chủ đầu tư Khu đô thị Splendora tại Hoài Đức, Hà Nội) cũng dần đến chung kết. Theo báo cáo điều hành của Ban Tổng giám đốc Vinaconex, tên người mua đã được hé lộ.
Ông Lê Minh Dũng, Giám đốc CBRE nhận xét, phần lớn thương vụ chuyển nhượng dự án bất động sản năm 2012 diễn ra giữa các công ty trong nước. Song tình thế năm 2013 sẽ thay đổi khi các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng quay trở lại tìm cách thâu tóm các dự án bất động sản đang hoạt động, hơn là tìm kiếm các khu đất vàng ở trung tâm thành phố để xây mới.
Ngọc Sơn
-
Kinh doanh kiểu Mỹ ở… Phú Quốc -
Ra mắt Công ty CP Đất Xanh Nam Miền Trung, giới thiệu dự án One River “resort trong lòng phố” -
Vinhomes Riverside được vinh danh "Khu đô thị tốt nhất Việt Nam 2018" -
Đề xuất phương án phục hồi thành Điện Hải -
Hà Nội công bố Đồ án thiết kế đô thị tuyến đường Vành đai 2 -
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh đến 2020 -
Ba tiêu chuẩn sống còn về hệ thống PCCC ở chung cư cao tầng
-
1 Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
2 Bộ Giao thông Vận tải lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
3 Sắp thu phí cao tốc do Nhà nước trực tiếp quản lý, khai thác -
4 Đề xuất đầu tư 950 tỷ đồng nâng cấp 32 km Quốc lộ 9B đoạn qua Quảng Bình -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/1
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn