Cơ hội đầu tư đón đầu “Thành phố sân bay” Long Thành
Tăng Triển - 05/08/2019 20:25
 
"Thành phố sân bay" là mô hình phát triển đô thị gắn liền với các cảng hàng không quốc tế vốn đã rất thành công tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, với các thông tin quy hoạch liên quan đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai), mô hình này đang dần hiện hữu, mở ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản.
Toàn cảnh Long Thành Central - Dự án đang sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Toàn cảnh Long Thành Central - Dự án đang sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Sân bay Long Thành, giờ “G” đã điểm

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đang rất gấp rút, từ công tác tổ chức nhân sự đến bàn giao mặt bằng để kịp khởi công trong năm 2020, như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Việc xây dựng một cảng hàng không quốc tế mới được đánh giá là lời giải hiệu quả cho chiến lược phát triển ngành hàng không trong tương lai tại khu vực Đông Nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung.

Nhìn xa hơn nữa, nhiều nước Đông Nam Á đã lần lượt quy hoạch và đưa vào khai thác các cảng hàng không quốc tế lớn, đóng vai trò trung chuyển trong khu vực, thu hút các hãng hàng không và hành khách để tạo đà phát triển kinh tế quốc gia, như sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), hay Changi (Singapore).

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành ra đời đã mang đến nhiều thông tin tích cực cho ngành hàng không trong nước. Sở hữu vị trí giao thông thuận lợi cùng quỹ đất lớn, sân bay Long Thành được định hướng trở thành một cảng trung chuyển hàng không quy mô lớn trong khu vực Đông Nam Á. Cảng hàng không quốc tế Long Thành nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các đường bay Đông - Tây, Bắc - Nam, thuận lợi cho việc hành khách chuyển tiếp, đi đến các châu lục khác. Sân bay Long Thành còn thuận lợi cho các hãng hàng không và liên minh hàng không làm căn cứ hoặc xây dựng lịch bay nối chuyến cho hành khách, hàng hóa được hiệu quả.

Theo ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Long Thành hiện có nhiều thuận lợi để hình thành một "thành phố sân bay" trong tương lai. "Thành phố sân bay" là một mô hình đô thị đặc biệt, lấy dịch vụ vận chuyển hàng không làm trung tâm để hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, logistics, hội nghị, văn phòng, nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí...

Giá trị vượt trội nhìn từ Long Thành Central

Được biết, từ sau khi có chủ trương siết chặt việc phân lô bán nền, khoảng từ giữa năm 2018 đến nay, huyện Long Thành không phát sinh bất kỳ dự án bất động sản phân lô bán nền mới nào. Nguồn cung nhà ở bị hạn chế, bởi vậy, các dự án được quy hoạch 1/500 và nằm trong lõi trung tâm của Dự án sân bay Long Thành trở thành "hàng hiếm". Đây cũng là một trong những yếu tố tiên quyết để nhà đầu tư dễ dàng so sánh khả năng sinh lợi giữa các dự án bất động sản tiềm năng tại huyện Long Thành hiện nay.

Là một trong số ít dự án thành phần nằm trong lõi đô thị thông minh Bình Sơn của "thành phố sân bay Long Thành", Long Thành Central nằm ngay mặt tiền đường 80 m xuyên tâm, kết nối sân bay với TP. Biên Hòa và tiếp giáp với khu tái định cư Lộc An. Long Thành Central có 197 lô đất trên tổng diện tích gần 47.000 m2 được chủ đầu tư Thịnh Phú hình thành 2 dòng sản phẩm, gồm 169 home house, 28 villa. Theo đó, các home house được phát triển trên diện tích đất 100 m2, mật độ xây dựng 80%; các villa có diện tích 220 m2, mật độ xây dựng 50%. Các loại diện tích và mật độ phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng, giúp an cư, kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhà ở, vừa đảm bảo yếu tố quy hoạch chung.

Đặc biệt, Dự án đã triển khai xong quy hoạch 1/500, tiến độ hạ tầng tại Long Thành Central đã hoàn thành tới 90%..., đảm bảo mang đến cơ hội vượt trội cho nhà đầu tư.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản