-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Novaland chào bán các dự án ở Đồng Nai và Phan Thiết vào cuối năm 2020. Ảnh: Lê Toàn |
Xu hướng tất yếu
Nếu như vài năm trước, hoạt động “đánh bắt xa bờ” của doanh nghiệp bất động sản chỉ thể hiện ở một vài đơn vị, thì hiện nay, trước tình trạng quỹ đất tại các thành phố khan hiếm, giá không ngừng tăng, thủ tục pháp lý kéo dài, hạ tầng quá tải…, việc doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư về các vùng đất mới để tìm cơ hội đang trở thành xu hướng của
thị trường.
Đặc biệt, trong năm 2020, hoạt động đi xa để làm dự án của các doanh nghiệp được thể hiện với tốc độ chóng mặt. Nhiều “ông lớn” địa ốc thậm chí không có dự án nào tại TP.HCM, mà dồn hầu hết nguồn lực phát triển loạt dự án tại các tỉnh lân cận.
Cụ thể, Tập đoàn Novaland đã đánh dấu những bước đi của mình bằng việc triển khai loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận… Doanh nghiệp này cũng dự kiến đưa các dự án NovaWorld Phan Thiet,
NovaHills Mui Ne, NovaWorld Ho Tram bàn giao dần các hạng mục vào năm 2021.
Khi doanh nghiệp quyết định “đánh bắt xa bờ”, cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản như hiểu rõ khu vực định đầu tư, không đầu tư theo phong trào, kết hợp với các doanh nghiệp địa phương, kiểm soát tài chính và đầu tư theo nhóm.
Ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding
Tương tự, Tập đoàn Hưng Thịnh, Đất Xanh, Nam Long, Him Lam, Thủ Đức House…. vốn là những đại gia bất động sản có hàng loạt dự án tại TP.HCM trước đó hiện cũng nhắm đến vùng đất lân cận để phát triển dự án, thậm chí đi đường dài.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho biết, Covid-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến hầu hết đơn vị kinh doanh lo lắng. Các doanh nghiệp nhận ra rằng, họ cần thay đổi chiến lược kinh doanh, thay đổi sản phẩm để nhắm đúng nhu cầu của người mua.
"Hưng Thịnh cũng buộc phải linh hoạt ở những nơi khác để phát triển đội ngũ, duy trì kinh doanh. Chúng tôi phải tạm hoãn một số hoạt động kinh doanh để nghiên cứu, thay đổi chiến lược”, ông Nhiên nói và chia sẻ thêm, việc phát triển hạ tầng tại một số thị trường như Lâm Đồng, Bình Định, Quy Nhơn… hiện tại chưa hoàn chỉnh như mong muốn, nhưng vẫn phát triển khá tốt trong những năm qua.
Theo đó, trong chiến lược của mình, ngoài cơ cấu sản phẩm, giá bán hay tiến độ thanh toán phù hợp, doanh nghiệp buộc phải linh hoạt ở những nơi khác để phát triển đội ngũ, duy trì kinh doanh của mình bằng cách dịch chuyển đầu tư ra xa hơn ở các tỉnh giáp ranh TP.HCM, thậm chí ra các tỉnh ven biển vì thế mạnh của Việt Nam là du lịch.
“Dù thị trường đang đối mặt không ít khó khăn do Covid-19, nhưng về lâu dài, du lịch vẫn phát triển và đây là cơ hội tốt cho bất động sản nghỉ dưỡng”, ông Nhiên nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt cho rằng, việc dịch chuyển ra thị trường vùng ven là một chiến lược linh hoạt của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn. “Phát Đạt đã tìm đến những thị trường mới như Quy Nhơn, Bình Định…, bởi ngoài phát triển về hạ tầng, những nơi này còn phát triển cả về kinh tế và du lịch”, ông Vũ nói.
Nhưng cần thận trọng
Theo dự báo của các chuyên gia, xu hướng “đánh bắt xa bờ” sẽ tiếp diễn trong tương lai. Những năm trước, TP.HCM phát triển mạnh do nguồn cung và hạ tầng phát triển, trong khi các thị trường lân cận ít phát triển. Hiện nay, TP.HCM khan hiếm về nguồn cung và khó khăn về pháp lý, nên các chủ đầu tư có sự dịch chuyển là điều tất yếu. Nhưng nếu nhà đầu tư không tuân thủ những nguyên tắc cơ bản, thì vẫn có thể gặp rủi ro, thậm chí thất bại, thua lỗ.
Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển dự án tại địa phương khác, ông Nguyễn Thế Nhiên cho biết, doanh nghiệp quyết định đầu tư vào các địa phương vệ tinh thì có thể làm việc và đề xuất trực tiếp với chính quyền địa phương về nhu cầu và dự án của mình. Tuy nhiên, có một vướng mắc mà lâu nay doanh nghiệp gặp phải là thủ tục cấp phép kéo dài.
Đồng thời, khi đầu tư tại các địa phương khác, các doanh nghiệp còn vướng mắc tại khâu kích cầu. Theo ông Nhiên, doanh nghiệp phải hiểu được thị trường trước khi đầu tư vào thị trường đó.
“Rủi ro lớn nhất ở những địa phương vệ tinh là không có hạ tầng tốt để mọi người đi lại. Do đó, thị trường ở những thành phố này kém hấp dẫn hơn các thành phố lớn”, ông Nhiên nói.
Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Văn Hậu, CEO Asian Holding, khi doanh nghiệp quyết định “đánh bắt xa bờ”, thì cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản như hiểu rõ khu vực định đầu tư, không đầu tư theo phong trào, kết hợp với các doanh nghiệp địa phương, kiểm soát tài chính và đầu tư theo nhóm…
Phân tích cụ thể về những nguyên tắc đó, ông Hậu cho biết, khi định “rót tiền” vào bất động sản tỉnh lẻ, hiểu rõ khu vực định đầu tư là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Bởi trong đầu tư bất động sản, việc nắm rõ thông tin về quy hoạch, hạ tầng của địa bàn định đầu tư rất quan trọng.
Để làm được điều này thuận lợi, cách tốt nhất là kết hợp với những doanh nghiệp có dự án tại địa phương đó, vì họ am hiểu và nắm rõ thông tin thị trường bất động sản tại địa phương. Chưa kể, do đặc thù công việc, nên họ có rất nhiều mối quan hệ, mạng lưới khách hàng tiềm năng. Vì vậy, việc kết hợp với doanh nghiệp tại địa phương sẽ giúp nhà đầu tư quản lý, tìm kiếm khách hàng, đồng thời thông báo các nguồn hàng giá tốt khi có cơ hội.
Trên thực tế, khi quyết định phát triển dự án ở tỉnh, doanh nghiệp buộc phải có bộ phận nghiên cứu thị trường và thẩm định pháp lý. Bởi khi đầu tư ở tỉnh, doanh nghiệp phải khảo sát và cân đối nhu cầu của người dân ở đó có nhu cầu nhiều hay ít, hoặc dân đầu tư có di chuyển xuống đó thuận tiện hay không.
Ngoài ra, cũng cần phải có bộ chuyên trách để kiểm tra các vấn đề liên quan đến pháp lý. Nếu đầu tư ở tỉnh mà vướng tranh chấp hay pháp lý chưa hoàn thiện thì rất rủi ro.
“Tại Asian Holding, vấn đề pháp lý được đặt lên hàng đầu, khi nào dự án có pháp lý hoàn thiện thì công ty mới bơm tiền đầu tư”, ông Hậu nói.
Nhìn nhận về việc các doanh nghiệp địa ốc rầm rộ “đánh bắt xa bờ” trong thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, nhìn ở góc độ tích cực, điều này tạo áp lực cho chính quyền địa phương cần có sự thay đổi cho thời kỳ mới.
Theo ông Thành, trong 5 năm tới, nếu hạ tầng phát triển tốt sẽ là cú huých thúc đẩy phát triển đầu tư công nghiệp, du lịch và đô thị hóa mạnh mẽ ở các thị trường vệ tinh của TP.HCM như Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh…
-
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Bão vừa tan, nhà đầu tư đi “săn” đất Hà Nội -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào? -
Huyện Mê Linh lùi lịch đấu giá 32 thửa đất sang ngày 18/9 -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra, rà soát việc liên tục mua đi, bán lại bất động sản có yếu tố thổi giá -
Đầu tư bất động sản có dễ thành công hơn đầu tư chứng khoán
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam