
-
Loạt dự án du lịch chậm tiến độ đang tái khởi động
-
Động thái mới tại dự án khu nghỉ dưỡng và siêu thuyền cao cấp tại Bình Định
-
Giá bất động sản Vũng Tàu “nhảy nhót”
-
Hà Nội: Chung cư mới toàn hàng cao cấp, nội thành không còn căn 60 triệu đồng/m2 -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam trở lại “đường đua” -
Căn hộ chung cư thứ cấp ở khu vực phía Nam tăng giá -
Tập trung cho thuê thay vì bán nhà ở xã hội
![]() |
Novaland hiện có quỹ đất hơn 5.400 ha. Trong ảnh: Một dự án bất động sản của doanh nghiệp này tại quận 9 (TP.HCM) |
Gom quỹ đất “vùng trũng”
Công ty cổ phần đầu tư Nam Long đang sở hữu quỹ đất 681 ha với các dự án ở 6 thị trường tiềm năng thuộc các thị trường trọng điểm phía Nam, như TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Cần Thơ…, nhưng doanh nghiệp này vẫn muốn gom thêm đất ở nhiều địa bàn khác.


Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT Nam Long từng khẳng định, Công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực để mở rộng quỹ đất. Hiện nhiều đối thủ vướng pháp lý và áp lực tài chính buộc phải xả hàng để giải quyết khó khăn. Mục tiêu thu mua của Nam Long là quỹ đất phải có quy mô lớn và vị trí thuộc các tỉnh, thành phố vệ tinh, hoặc tọa lạc tại cửa ngõ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thậm chí vươn ra cả phía Bắc.
Mỗi năm, Công ty Nam Long dự kiến dành khoảng 2.000 tỷ đồng mua thêm đất để chuẩn bị nguồn cung dự án trong tương lai.
Tham vọng bành trướng quỹ đất của Nam Long nhắm đến mục tiêu trở thành ông lớn phát triển các đại đô thị chuyên nghiệp, hướng tới mục tiêu doanh thu tỷ USD vào năm 2030. Muốn tham gia đường đua này thì phải có quỹ đất cực lớn và phải là nhà phát triển bất động sản chuyên nghiệp cả về trình độ quản lý lẫn thu xếp dòng vốn.
Trong đó, phân khúc chủ lực được Nam Long nhắm đến là nhà ở vừa túi tiền trong các khu đô thị. Phân khúc này đáp ứng nhu cầu ở thật, nên sẽ là phân khúc đứng vững trong mọi hoàn cảnh.
Mặc dù tích cực đi gom quỹ đất, nhưng Nam Long cũng tận dụng cơ hội khi bán lại dự án khu đô thị 45 ha tại đảo Đại Phước (tỉnh Đồng Nai) cho Novaland.
Trong khi đó, Novaland đã và đang tiến hành gom quỹ đất tại những tỉnh giáp ranh về phía Đông của TP.HCM thông qua chiến lược mua bán - sáp nhập (M&A). Thực tế, Novaland đã tích lũy quỹ đất từ cách đây hơn một thập kỷ. Do đó, việc tên tuổi này nắm nhiều quỹ đất là điều dễ hiểu.
Kết thúc quý I/2021, Novaland ghi nhận quỹ đất hơn 5.400 ha, tổng giá trị phát triển dự án ước đạt gần 45 tỷ USD. Trong vòng 10 năm tới, Novaland dự kiến bổ sung thêm 10.000 ha nữa tại một số địa phương như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định... Cùng với đó là kế hoạch lấn sân sang mảng bất động sản công nghiệp. Hiện tại, Novaland tập trung phát triển các khu đô thị vệ tinh, tổ hợp bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
Các “ông lớn” không chỉ gom quỹ đất ở các khu vực được xem là thành phố vệ tinh của thành phố trung tâm, mà còn sẵn sàng đi rất xa. Ở khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk, Lâm Đồng hay Gia Lai đang trở thành “vùng trũng” đón làn sóng đầu tư của nhiều tập đoàn trong nước như T&T, Tân Thành Đô, Tân Á Đại Thành... Các tỉnh như Thanh Hóa, Thái Nguyên… đang thu hút các chủ đầu tư như Vingroup, FLC, Eurowindow, BRG, TNG...
Gom đất có gây rủi ro cho thị trường?
Việc các chủ đầu tư chuyển hướng ra nhiều tỉnh, thành phố có thể là để tận dụng các lợi thế về giá đất và một số ưu đãi khác, song cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Theo ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam, cư dân ở những đô thị xung quanh Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, hay thậm chí xa hơn vẫn có sự kết nối rất tốt về về thông tin, dịch vụ, hàng hóa. Điều kiện sống dần tốt hơn đồng nghĩa với nhu cầu về các không gian sống “xứng tầm” cũng dần nhiều hơn.
“Các chủ đầu tư hiểu rất rõ nhu cầu này và họ lập tức tìm cách đáp ứng, triển khai nhiều dự án đa công năng, đưa ra cho khách hàng rất nhiều lựa chọn”, ông David Jackson cho biết.
Dù vậy, chuyển địa bàn hoạt động, các chủ đầu tư cũng sẽ gặp không ít thách thức. Chẳng hạn, họ phải nghiên cứu thị trường để tìm ra đúng tệp khách hàng tiềm năng phù hợp với thế mạnh của mình. Nhà đầu tư cũng có thể phải góp phần phát triển hạ tầng tại khu vực xung quanh dự án để giúp việc kết nối thuận tiện hơn.
Bài toán “muôn thuở” của nhà đầu tư là mua nhà, đất ở đâu, mua dự án gì và cả chiến lược rút lui. Nhà đầu tư có những tính toán để bán lại bất động sản ở những thời điểm khác nhau. Vấn đề là khi có nhiều bất động sản được bung ra và xu hướng giá tăng lên, thì hiện tượng “lướt sóng” cũng xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, bất động sản cũng sẽ qua tay nhiều người hơn và khiến giá tăng chóng mặt.
Điều này sẽ tác động tiêu cực đến thị trường. Bằng chứng là sốt đất đang diễn ra ở nhiều nơi, nhưng giới chuyên môn vẫn nhìn nhận thị trường bất động sản Việt Nam khá tích cực.
Theo ông David Jackson, trong khoảng 5-6 năm tới, sẽ không có quá nhiều vấn đề phức tạp. Nhưng về dài hạn, nhiều nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý “lướt sóng” trong ngắn hạn. Khi tâm lý “lướt sóng” là chủ đạo, thì chủ đầu tư cũng nên nghiên cứu thực sự chuyên sâu và bài bản trước khi triển khai dự án để thực sự hiểu về khách hàng tiềm năng.
Không ít nhà đầu tư vẫn tin rằng, người Việt quá hào hứng với việc mua bất động sản để tìm kiếm lợi nhuận về sau. Điều này có thể đúng ở một số thời điểm, song quan trọng hơn, khách hàng đang ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng không gian sống, các điểm nhấn kiến trúc.
-
Biệt thự Vịnh Bình Minh - Chốn an trú đẳng cấp, di sản vững bền
-
Lãnh đạo tỉnh Bình Định thông tin về dự án khu đô thị hơn 300 ha chưa có nhà đầu tư
-
Chính thức ra mắt Kepler Tower HH-01: Biểu tượng sống WELL-BEING chinh phục giới đầu tư Thủ đô
-
Nhơn Trạch - “nàng Xuân” mới đầy ưu ái của “ông lớn” bất động sản Malaysia
-
Bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp tại Tuyên Quang đón đà phát triển sôi động -
Chính thức ra mắt dự án Happy One Sora: Nơi tinh hoa và cảm xúc hội tụ -
Văn Phú - Đèo Cả bắt tay đề xuất dự án Đại lộ cảnh quan ven sông Hồng -
Đầu tư không áp lực: Giữ chỗ tương lai bằng giá hôm nay với chính sách “giãn xây” tại Vinhomes Golden City -
Đón sóng đầu tư tại “lõi phát triển mới” của TP.HCM hậu sáp nhập -
Công thức định hình vị trí kim cương trong bất động sản hạng sang -
Xu hướng dịch chuyển đầu tư về duyên hải: Quy Nhơn vươn mình thành cực tăng trưởng mới
-
1 Dồn dập đề xuất đầu tư các tuyến metro tại TP.HCM
-
2 Quốc hội “chốt” giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026, đối tượng được giảm thuế mở rộng
-
3 Hà Nội: Chung cư mới toàn hàng cao cấp, nội thành không còn căn 60 triệu đồng/m2
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/6
-
5 Chính thức thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng rộng hơn 1.880 ha
-
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết xin nộp tiền khắc phục thay cho nhiều bị cáo
-
Thêm vụ lừa đầu tư chứng khoán quốc tế liên quan TikToker Mr Pips Phó Đức Nam
-
Không có chuyện người bán hàng rong, bán nước vỉa hè phải dùng hóa đơn điện tử
-
Hơn 43.000 bị hại vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 sẽ được nhận tiền đợt 1 trước ngày 15/7
-
Coteccons lần thứ hai liên tiếp góp mặt trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á
-
Cùng Sheraton Hanoi West trải nghiệm “Gặp mặt thần tượng” và thư giãn suốt mùa hè
-
Stavian Hóa chất lần đầu có tên trong danh sách Fortune 500 khu vực Đông Nam Á năm 2025
-
Yingfa Ruineng ra mắt ấn tượng tại Triển lãm SNEC
-
Mibro ra mắt ba mẫu đồng hồ thông minh mới
-
Hồ sơ EB-5 gồm những gì? Bí quyết chinh phục Thẻ xanh Mỹ nhanh chóng