-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Đón dự án “khủng”
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III tại tỉnh Bình Dương do Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) làm chủ đầu tư là dự án dẫn đầu trong số 11 dự án bất động sản FDI trong tháng 2/2017. Khu công nghiệp có diện tích quy hoạch là 1.000 ha tại các xã Hội Nghĩa (thị xã Tân Uyên) và xã Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên), thời gian thực hiện 50 năm.
Với dự án thứ 3 tại Bình Dương, VSIP nâng số dự án phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam lên con số 7 dự án, với diện tích đất quy hoạch hơn 6.000 ha. Đây cũng là dự án FDI có vốn đăng ký lớn nhất trong tất cả các dự án FDI được cấp phép trên địa bàn cả nước trong tháng 2/2017.
Dự án VSIP III tại Bình Dương dẫn đầu danh sách thu hút FDI vào khu công nghiệp trong tháng 2/2017. |
Xu hướng đầu tư vào bất động sản hạ tầng khu công nghiệp và kho vận tiếp diễn từ cuối năm 2016, khi các chỉ số tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục được cải thiện, được nhiều tổ chức đánh giá là một trong những thị trường triển vọng nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Dự án nổi bật được cấp phép cuối năm 2016 tại Quảng Ninh phải kể đến Tổ hợp cảng biển và Khu công nghiệp Đầm nhà Mạc do Liên doanh Công ty TNHH Tập đoàn quốc tế CDC (Cayman Islands), Công ty TNHH Tiện ích Trung Đông (Singapore) và Công ty TNHH Đầu tư hạ tầng Á châu Hồng Kông làm chủ đầu tư.
Với số vốn đăng ký 315,4 triệu USD, Tổ hợp sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó, hệ thống cảng biển gồm 10 bến cho tàu 50.000 DWT, dịch vụ logistics trên diện tích hơn 1.100 ha. Trước mắt, trong giai đoạn I (2017 - 2021), Dự án sẽ được triển khai trên diện tích 318,8 ha và tới giai đoạn III (2032 - 2036), toàn bộ hạ tầng của khu công nghiệp này sẽ hoàn thành.
Một dự án khu công nghiệp khác cũng đăng ký vào tỉnh Nghệ An là Khu công nghiệp Hemaraj do Tập đoàn Hemaraj (Thái Lan) làm chủ đầu tư. Hemaraj đã đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Cienco4 và UBND tỉnh Nghệ An triển khai Dự án với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, quy mô 3.200 ha chia thành 5 giai đoạn, khởi công từ năm 2017.
Vốn đăng ký tăng 12 lần
Trở lại với Dự án VISP III tại Bình Dương, trong tháng 2/2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót 345,5 triệu USD vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam (chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư FDI), tăng gần 12 lần so với mức 29,07 triệu USD cùng kỳ năm 2016.
Tính đến 31/12/2016, cả nước có 324 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 91.800 ha. Trong số này, 61.700 ha (chiếm 67% là diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, bao gồm 220 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 59.600 ha đã đi vào hoạt động, 104 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 29.700 ha đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Dự báo, triển vọng thị trường bất động sản Việt Nam năm 2017, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty TNHH Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL Việt Nam) cho rằng, đây sẽ tiếp tục là một năm phát triển cho thị trường bất động sản Việt Nam. Kinh tế Việt Nam liên tục được cải thiện với các chỉ số kinh tế tích cực và được công nhận là một trong những thị trường triển vọng nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
“Thị trường sẽ tiếp tục ghi nhận các hoạt động tích cực trên các phân khúc căn hộ, văn phòng, thị trường khách sạn và thị trường khu công nghiệp. Dựa trên nguồn cầu mà chúng tôi nhận được từ cả nhà đầu tư trong và ngoài nước, chúng tôi tin rằng, năm 2017 sẽ là năm kỷ lục cho hoạt động mua, bán và sáp nhập trên thị trường bất động sản Việt Nam”, ông Stephen Wyatt nói.
Theo ông Alex Crane, Tổng giám đốc Công ty TNHH Cushman & Wakefield Việt Nam, trong điều kiện thị trường và kinh tế vĩ mô hiện tại, cũng như trong tương lai gần, đang tạo ra một bối cảnh gần như hoàn hảo để kinh doanh bất động sản khu công nghiệp.
“Dù trên thị trường có người thắng, người thua, nhưng tính ổn định cao sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư trong ngành công nghiệp, được cho là ngành quan trọng nhất liên quan đến sự tăng trưởng của nền kinh tế ở Việt Nam. Giá đất, giá thuê vẫn ổn định trong một thời gian dài và với khả năng kiểm soát các vấn đề về nguồn cung, trạng thái này có thể sẽ duy trì trong tương lai gần”, ông Alex Crane cho biết.
-
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu kiểm tra thông tin lấn chiếm công viên hồ Thành Công -
Mường Thanh chi 1.500 tỷ đồng mua dự án tai tiếng Thanh Hà Cienco 5 -
Thị trường bất động sản TP.HCM năm 2016: Dự án siêu sang có là tâm điểm? -
Dự án đẳng cấp Park Hill tạo cú hích cho thị trường -
BIM Group – Syrena Việt Nam tiếp tục mở bán Dự án nhà liền kề nghỉ dưỡng Vạn Liên -
Sun Group sẽ đầu tư gần 10.000 tỷ đồng cho dự án du lịch nghỉ dưỡng tại Thanh Hóa -
Chi tiết kế hoạch sử dụng đất nội thành Hà Nội 2016
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025