
-
Sống chill với căn hộ cao cấp “tuyệt đối điện ảnh” tại K-Park Avenue
-
Springville - Tâm điểm phồn vinh chờ ngày “bừng nở” tại Nhơn Trạch
-
Hiệu ứng “Sensory Design” đánh thức trải nghiệm đa giác quan bên trong căn hộ Elysian
-
Thị trường chung cư Hà Nội tiếp tục tăng nhiệt, dự án sở hữu vùng giá hợp lý được nhà đầu tư săn lùng -
GIA22 - GIA by KITA hoàn thiện hồ sơ cấp sổ đỏ: Bảo chứng giá trị sở hữu, gia tăng niềm tin -
Hé lộ không gian sống của những gia đình danh giá có tầm ảnh hưởng bậc nhất miền Trung -
Thị trường bùng nổ sau sáp nhập: Nhà đầu tư tìm kiếm ‘vàng thật’ giữa lòng Hội An
Gặp khó vì quy định
Thông tin từ UBND quận Đống Đa (Hà Nội), trung tuần tháng 11 vừa qua, hộ dân cuối cùng ở khu tập thể cũ 93 - Láng Hạ đã đồng ý bàn giao mặt bằng căn hộ 107 L1 cho chủ đầu tư, chấm dứt thời gian 7 năm án binh bất động của Dự án Green Building.
![]() |
. |
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Vinaconex, ông Dương Văn Mậu cho biết, phương án mà bên này đưa ra cho chủ căn hộ 107 L1, chung cư 93 - Láng Hạ là được nhận 1 căn chung cư có diện tích 146 m2, cùng kiốt thương mại rộng 30 m2 và tiền hỗ trợ tạm cư trong thời gian thi công dự án. Tuy nhiên, chủ căn hộ này đưa ra yêu cầu tăng gấp 3 lần cho diện tích trong sổ đỏ (59,7 m2), còn phần diện tích gia đình cơi nới (khoảng 20 m2) phải được nhân theo hệ số 1,8.
Ngoài ra, gia đình này còn yêu cầu chủ đầu tư hỗ trợ tiền thuê nhà với mức 40 triệu đồng/tháng. Đây là đòi hỏi quá cao mà chủ đầu tư không thể đáp ứng.
Đây chỉ là một trong số muôn vàn yêu cầu về đền bù của nhiều hộ dân tại các dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội đưa ra với chủ đầu tư, khiến việc đền bù, giải phóng mặt bằng tại các dự án gặp khó.
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn Thành phố hiện có 1.579 chung cư cũ đã xuống cấp, hư hỏng, đặc biệt là 4 chung cư cũ thuộc nhóm cấp độ D (cấp cực kỳ nguy hiểm, có thể sập đổ bất kỳ lúc nào).
Do có hàng loạt vướng mắc nên sau nhiều năm triển khai, việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội nhiều năm qua gần như dậm chân tại chỗ, mới cải tạo được 14 chung cư, chiếm chưa đến 1%. Ông Nguyễn Chí Dũng, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, một trong những khó khăn lớn khi cải tạo chung cư cũ là quy định khống chế chiều cao, hạn chế mật độ dân số tại các dự án xây mới. Ngân sách nhà nước không có khả năng cải tạo số lượng chung cư lớn như vậy, nên phải huy động nguồn lực xã hội, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia.
“Muốn doanh nghiệp tham gia thì phải đảm bảo lợi nhuận cho các đơn vị. Trong khi đó, với quy định việc cải tạo yêu cầu phải giữ quy mô dân số hiện hành. Thậm chí, khu vực trung tâm Hà Nội còn yêu cầu giảm dân số từ 1,2 triệu người xuống 0,8 triệu người, thì chẳng doanh nghiệp nào tham gia”, ông Dũng nói.
Đề xuất cơ chế riêng
Tại báo cáo về việc thực hiện Nghị định số 101/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng nhà chung cư, UBND TP Hà Nội đã đưa ra 9 kiến nghị, trong đó có nhiều nội dung quan trọng như cho phép Thành phố được chỉ định nhà đầu tư có đủ năng lực thực hiện làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ theo hình thức xã hội hóa. Đồng thời, cho phép Thành phố được chủ động quyết định việc điều chỉnh quy hoạch về dân số, tầng cao trong khu vực nội đô lịch sử.
Về đề xuất của Hà Nội, ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, hầu hết các dự án cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vướng mắc do mâu thuẫn lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân. Do đó, đề xuất của Hà Nội có tính khả thi cao. Ở đây, Thành phố với vai trò hoạch định chính sách cần phải gỡ được bản chất của vấn đề đang tồn tại, phải làm trọng tài để có một tiếng nói chung.
Với các kiến nghị trên của UBND TP. Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà thông tin, Bộ sẽ có phản hồi ngay trong tháng này, trong đó, sẽ nói rõ việc nào đồng ý, việc gì tiếp tục nghiên cứu, việc gì liên quan đến luật, Bộ Xây dựng sẽ cùng với TP. Hà Nội trình Chính phủ.
Mặt khác, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng cho rằng, Hà Nội cũng như TP.HCM là những đô thị đặc biệt, tự thân Thành phố đã có sức hút trong phát triển kinh tế, do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của 2 thành phố này là quản lý phát triển đô thị. “Hà Nội là đô thị đặc biệt nên không thể xử lý các vấn đề như đối với các địa phương khác. Vì vậy, mức độ phân cấp, phân quyền phải cao hơn hẳn so với các địa phương khác”, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà nói.
-
SunCity hoàn tất thủ tục đầu tư vào dự án phức hợp 4 tỷ USD Hoiana. -
FDI “sốt sắng” với bất động sản -
4 điểm mấu chốt nhà đầu tư condotel cần quan tâm -
“Mua nhà sang – Nhận lộc vàng” cùng Eco Green Saigon -
Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 -
Khu vực phía Tây - Điểm nóng BĐS Hà Nội -
Phú Cát City: Những căn biệt thự cuối cùng cho khách hàng nắm bắt nhanh cơ hội
-
1 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả cao nhất trong gần 20 năm
-
2 Thuế nhập khẩu ô tô lớn từ Mỹ về 0%, giá xe biến động ra sao
-
3 Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
4 Chung cư, đất nền đạt đỉnh, nhà đầu tư chùn tay
-
5 Nhu cầu “trú ẩn” giảm, giá vàng chịu áp lực lớn
-
Tập trung đánh đúng, đánh trúng các đối tượng chủ mưu buôn lậu, gian lận thương mại
-
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm mức án phạt của cả 3 tội danh
-
Đà Nẵng cảnh báo việc cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Đà Nẵng: Cảnh báo tình trạng cho thuê nhà xưởng trái phép trong khu công nghiệp
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Hisense lan tỏa chiến dịch "Own the Moment" tại FIFA Club World Cup 2025
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”