
-
Doanh nghiệp bất động sản quan tâm tới thị trường miền Trung
-
Cung - cầu của thị trường bất động sản sẽ duy trì tín hiệu cải thiện trong quý II/2025
-
Bình Dương với cuộc đua giữa các dự án nhà ở tầm trung
-
Loạt dự án nhà ở xã hội ra hàng trong quý II -
Lý do khiến dự án hơn 6.000 tỷ đồng tại Bình Định sau gần 20 năm vẫn chưa hoàn thành -
Bất động sản Long An hút nhiều dự án lớn -
Đà Nẵng đẩy nhanh thủ tục chấp thuận chủ trương các dự án khu đô thị mới
Ngày 23/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã có văn bản hỏa tốc gửi Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đề nghị lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết của HĐND Thành phố Hà Nội quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú trên địa bàn Thành phố.
![]() |
UBND Thành phố Hà Nội đề nghị Thường trực HĐND Thành phố xem xét lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết để đảm bảo đúng trình tự ban hành văn bản. (Ảnh: Hồng Minh) |
Theo văn bản, trình tự thời gian quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các tiến độ cho dự thảo Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú trên địa bàn Thành phố không đảm bảo để trình HĐND Hà Nội vào kỳ họp cuối năm (diễn ra ngày 5-9/12).
Do đó, UBND Thành phố Hà Nội đề nghị Thường trực HĐND Thành phố xem xét lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết này để đảm bảo đúng trình tự ban hành văn bản bao gồm các công đoạn: thời gian hồ sơ đề nghị xây dựng, thời hạn đăng tải, thẩm định, trình thẩm...
Theo Văn phòng HĐND Thành phố Hà Nội, dự thảo Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú trên địa bàn Thành phố sẽ được rà soát lại. Các quy định liên quan sẽ chưa được xem xét thông qua trong kỳ họp HĐND Thành phố Hà Nội cuối năm nay.
Trước đó, ngày 17/10, UBND Thành phố Hà Nội đã xây dựng tờ trình số 353 gửi Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội về việc đề nghị xây dựng nghị quyết nêu trên và được Thường trực HĐND Thành phố đồng ý chủ trương.
Trong dự thảo, UBND Thành phố Hà Nội quy định với nhóm nhà ở cũ có nguồn gốc sở hữu Nhà nước, hạn mức diện tích bình quân tối thiểu phải đảm bảo 8m2. Với nhóm nhà ở còn lại, diện tích bình quân tối thiểu là 20m2, tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn và ở nhờ.
Trong khi đó, điều kiện đăng ký thường trú được yêu cầu đảm bảo theo Luật Cư trú năm 2020 về việc bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
Như vậy, nếu theo dự thảo quy định của Hà Nội, những người đang ở thuê, ở trọ, ở nhờ nhà có diện tích dưới 20m2 sẽ không được đăng ký thường trú.
Sau khi thông tin về quy định này được đưa ra, nhiều người dân bày tỏ sự lo lắng và băn khoăn việc Hà Nội đưa ra điều kiện về “diện tích tối thiểu là 20 m2 sàn/người” cao hơn khá nhiều so với mức quy định chung là “không thấp hơn 8 m2 sàn/người” tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú.
Điều kiện này có thể làm phát sinh thêm một loại “giấy phép con”, làm hạn chế quyền tự do cư trú của đông đảo người lao động đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội mà chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú.
-
Bất động sản TP.HCM: Đua làm dự án tại khu Nam -
Xây dựng trái phép tại Thành phố Biên Hoà: Sự im lặng khó hiểu từ chính quyền tỉnh Đồng Nai -
Thị trường bất động sản: Đua nhau đầu tư ngược -
TP.HCM sẽ làm rõ tính chất, mục tiêu của Khu đô thị Tây Bắc -
Samsung C&T cảnh báo một doanh nghiệp bất động sản Việt sử dụng trái phép thương hiệu Raemian -
HoREA kiến nghị Thủ tướng khơi thông thị trường bất động sản -
Ba nguyên tắc“vàng” khi đầu tư căn hộ cho thuê
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Coway giành giải thưởng thiết kế Red Dot Design Award 2025 năm thứ 19 liên tiếp
-
CeMAT Đông Nam Á - Hội chợ chuỗi cung ứng và logistics quay trở lại Singapore
-
Dyna ra mắt Agentic AI Suite - Nền tảng AI dành cho doanh nghiệp
-
BDx đạt chứng nhận Trung tâm dữ liệu sẵn sàng cho DGX bởi NVIDIA
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng