-
Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu chưa thấy “cửa sáng” -
Hà Nội: Ồ ạt trả mặt bằng tại tuyến phố có giá 264 triệu đồng/m2 -
TP.HCM ước tính doanh nghiệp lãi 20% trên tổng chi phí đầu tư dự án bất động sản -
Quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 -
Năm 2025, Đà Nẵng dự kiến bổ sung nguồn cung hơn 5.200 căn hộ nhà ở xã hội -
Đà Nẵng thông tin tiến độ hoàn thành 4 cụm công nghiệp đang triển khai -
Dòng tiền đầu tư bất động sản chuyển hướng
Những cảnh báo về đầu tư bất động sản ở Vân Đồn được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) nêu trong Báo cáo Thị trường bất động sản 2017 vừa công bố mới đây.
Theo đó, ở Vân Đồn, cơ quan này cho biết hiện có trên 10 dự án bất động sản quy mô lớn đã đăng ký đầu tư. Nhiều nhà đầu tư đã chính thức xây dựng. Thừa nhận trong tương lai, Vân Đồn chắc chắn sẽ là một vùng đất có nhiều tiềm năng với nhà đầu tư bất động sản nhưng VNREA cũng cảnh báo các nhà đầu tư nhỏ lẻ, khi đến với Vân Đồn cần hết sức chú ý, cân nhắc kỹ lưỡng.
Theo Hiệp hội, Vân Đồn chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết nên trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư nên làm việc với các cơ quan quản lý địa phương để tránh rủi ro khi vướng phải đất quy hoạch giao thông, công cộng.
Lưu ý thứ hai là về giá trị đất đai. VNREA cho rằng, do chưa có sự đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở khu vực này nên giá trị đất đai thực sự chưa cao. Hiệp hội cho rằng, giá trị bất động sản ở đây tăng lên chủ yếu nhờ vào thông tin Vân Đồn trở thành đặc khu kinh tế.
"Với yếu tố này, đất đai chỉ có thể tăng khoảng 10-20% so với 2016, 2017. Thực tế đang có một số hiện tượng đầu cơ, môi giới bất động sản không chuyên thổi, đẩy giá tạo giá trị ảo với mức tăng 5-6 lần giá trị thực", chuyên gia thuộc Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.
Về Quảng Ninh, VNREA cho rằng, do được đầu tư mạnh vào hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị, chủ trương phát triển và quy hoạch của địa phương khá hấp dẫn và hiệu quả nên trong khoảng 5 năm trở lại đây, thu hút đông đảo các nhà đầu tư. Trong đó, có nhiều thương hiệu lớn về bất động sản của Việt Nam như HD Mon, FLC, Vingroup, Sungroup… đã triển khai đầu tư phát triển các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, du lịch và nhà ở, đã là thay đổi bộ mặt đô thị tại đây.
Theo Hiệp hội, năm 2017, chỉ tính TP Hạ Long, có khoảng 14 dự án bất động sản với quy lớn đã cung cấp ra thị trường khoảng 6.000 sản phẩm bao gồm nhà ở, shophouse và condotel.
"Tính hấp thụ của thị trường Quảng Ninh tốt, với tỷ lệ giao dịch thành công tại các dự án trên đều ở mức 70 – 80%. Đặc biệt là shophouse ở tất cả các dự án đều có lượng bán lên đến trên 85%", báo cáo cho hay.
-
Nhà ở xã hội phía Nam gần như “đứng hình” trong năm 2024 -
Một năm lặng sóng trên thị trường M&A bất động sản phía Nam -
Đầu tư bất động sản: Tầm nhìn ở chu kỳ mới -
Đất công chưa sử dụng sẽ được TP.HCM tính giá cho thuê thế nào? -
Gen Z chọn mua nhà như thế nào? -
Nhìn lại thị trường bất động sản TP.HCM 2024 -
Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá”; Bình Dương có bảng giá đất mới, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- Dịch vụ Thunes và Hyperwallet của PayPal mở rộng ra khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- GlobalTix được vinh danh là Đối tác tăng trưởng năm 2024 của VinWonders
- Tianneng ra mắt khẩu hiệu thương hiệu toàn cầu