
-
Hàng loạt khoản vay có nguy cơ nhảy nhóm nợ, doanh nghiệp xin giãn, ngân hàng khuyên bán tài sản
-
Sửa Luật Đất đai: Không cần tách bạch thu hồi hay tự thỏa thuận
-
Vì sao chủ đầu tư quyết không giảm giá dù bất động sản “ế” hàng
-
Đói vốn, kẹt thủ tục, doanh nghiệp bất động sản lo bị thôn tính -
Ninh Thuận có 14 công ty đủ điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản -
Săn cơ hội đầu tư bất động sản sau Tết -
Vận động 8 trường hợp có quyết định cưỡng chế thu hồi đất thuộc Dự án Champarama Resort & Spa
UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ ra nhiều “điểm đen” của các dự án khai thác quỹ đất trên địa bàn tỉnh. Theo đó, một số dự án khai thác quỹ đất triển khai trước khi chưa lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án.
Các dự án khai thác quỹ đất chủ yếu tập trung khai thác quỹ đất, sử dụng đất nông nghiệp dọc quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, chưa quan tâm đến việc xây dựng các khu dân cư tập trung gắn với việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật.
Đáng chú ý, tỷ lệ số lô đất sau khi đấu giá quyền sử dụng đất được người dân xây dựng nhà ở còn thấp. Đặc biệt, số lô đất chưa đưa vào sử dụng còn nhiều, hiệu quả sử dụng đất chưa cao…
Để triển khai thực hiện các dự án khai thác quỹ đất tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng trong thời gian đến đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả cao, UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố triển khai các dự án khai thác quỹ đất đảm bảo theo quy định của Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23/4/2019 của Chính phủ và các văn bản liên quan; trong đó, ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển đô thị, dân cư, thương mại dịch vụ đối với các khu vực có quỹ đất tập trung, thuận lợi; có giải pháp để sớm đưa quỹ đất khai thác từ các dự án vào sử dụng.
UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo thẩm quyền, tổ chức thẩm định các đề án, chủ trương đầu tư dự án khai thác quỹ đất và hướng dẫn các địa phương triển khai đảm bảo các nội dung nêu trên; thường xuyên thanh tra, kiểm tra để chỉ đạo, xử lý kiên quyết, kịp thời, dứt điểm những trường hợp vi phạm.
Sở Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ nghiên cứu, tham gia quy định về thời gian phải đưa đất vào sử dụng đối với các dự án khai thác quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; tham mưu UBND tỉnh về danh mục dự án cần thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo theo quy định.
Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm định, tham mưu triển khai các dự án đầu tư xây dựng phù hợp với chỉ tiêu, dự báo dân số theo đồ án quy hoạch xây dựng, bố trí diện tích đất nhà ở xã hội phục vụ nhu cầu của các đối tượng có khó khăn về nhà ở.
Riêng Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức thẩm định giá khởi điểm để đấu giá do các địa phương, đơn vị trình đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật; giá khởi điểm để đấu giá phải sát với giá thị trường.
Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung nêu trên, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu) để xem xét, xử lý.
-
Ninh Thuận có 14 công ty đủ điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản -
Doanh nghiệp địa ốc thận trọng ra hàng -
Hậu Giang chấp thuận chủ trương đầu tư 3 khu đô thị, vốn trên 1.800 tỷ đồng -
Thị trường bất động sản 2023: Cơ hội đang ở phía trước -
Săn cơ hội đầu tư bất động sản sau Tết -
Bất động sản công nghiệp tiếp tục giữ vị thế “ngôi sao” -
Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
-
Tập đoàn F.I.T lọt Top 500 nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam
-
Vietnam Airlines thông báo lựa chọn Bên cho thuê 8 tàu bay A320NEO
-
Đảng ủy PV GAS tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH