-
Chưa thể bớt lo với tiền sử dụng đất -
Đà Nẵng quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thị -
Một số ngân hàng giảm lãi vay mua nhà trong tháng 10/2024 -
Keller Williams Việt Nam - VNARP - VBI Global tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối kinh doanh và đầu tư bất động sản quốc tế 2024 -
Phiên đấu giá đất Quốc Oai kéo dài gần 20 tiếng, giá cao nhất là 54 triệu đồng/m2 -
Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
Thực thi Luật Đất đai 2024 vẫn thấy vướng
Bất động sản vẫn bị đầu cơ và tăng giá "phi mã"
Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã đề nghị Bộ Tài chính cùng nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế đối với cá nhân sở hữu nhiều nhà/đất; đồng thời đánh thuế những bất động sản bị bỏ hoang, không sử dụng. Bộ kỳ vọng đây sẽ là quyết sách góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, “lướt sóng", gây nhiễu loạn thị trường.
Trước đó, nhiều chuyên gia cũng đã đề xuất việc đánh thuế bất động sản thứ hai để “hạ nhiệt" giá nhà. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, nhiều quốc gia dù áp dụng chính sách này nhưng vẫn bất thành trong việc ghìm cương giá bất động sản.
Ví dụ tại Hàn Quốc, nước này đã sớm áp thuế cao đối với những cá nhân sở hữu ba ngôi nhà trở lên và những người có hai ngôi nhà nằm tại khu vực trung tâm. Tuy nhiên, bất chấp những chính sách đánh thuế mạnh tay như vậy, các “cá mập" tại Hàn Quốc vẫn nắm trong tay lượng lớn bất động sản trong nước.
Nhiều người trẻ tại Hàn Quốc đã sớm từ bỏ giấc mộng mua nhà tại Seoul. Ảnh: Pexels |
Bộ Đất đai của quốc gia này cho biết, trong giai đoạn năm 2018 - 2023, có khoảng 7.996 bất động sản nằm trong tay của vỏn vẹn 30 người thuộc giới siêu giàu. Tổng giá trị của khối tài sản trên là hơn 897 triệu USD. Đáng chú ý, 24/30 người trong danh sách chủ yếu mua nhà ở Seoul, Incheon và tỉnh Kyunggi - những nơi có nhu cầu nhà ở cao nhất xứ sở kim chi.
Bình luận về những con số trên, ông Min Hong-chul, thành viên Đảng Dân chủ đối lập (DPK), thẳng thắn tuyên bố rằng, các chính sách chống đầu cơ bất động sản của chính phủ đã vận hành không hiệu quả.
Trong một diễn biến khác, theo công bố của Công đoàn Hàn Quốc, thế hệ trẻ tại quốc gia này đang vô cùng chật vật trong việc mua nhà. Thống kê cho thấy, những người lao động ở độ tuổi 20 cần tiết kiệm tiền trong khoảng 86 năm mới có thể mua được một căn hộ tại Seoul.
Tại Singapore, vào tháng 4/2023, quốc đảo này đã quyết định tăng thuế gấp đôi đối với cá nhân mua nhà là người nước ngoài, từ 30% lên 60%. Còn công dân Singapore khi mua căn nhà thứ hai sẽ phải chịu mức thuế 20%, trong khi mức cũ là 17%.
Tuy nhiên, theo Reuters, giá nhà tại Singapore trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn liên tục tăng “nóng", bất chấp xu hướng suy giảm chung của thị trường toàn cầu. Ngay cả nhà ở xã hội tại quốc gia này cũng tăng giá chóng mặt và gần đạt ngưỡng 1 triệu USD/căn.
Cần thận trọng khi đánh thuế bất động sản thứ hai
Tại Trung Quốc, xứ tỷ dân vẫn chưa áp dụng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai trên toàn quốc. Điều này xuất phát từ các lo ngại xoay quanh những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với thị trường địa ốc, gây mất ổn định thị trường tài chính và nền kinh tế. Thậm chí, với tình hình khó khăn như hiện nay, Trung Quốc còn đang ra sức nới lỏng các điều kiện mua nhà để kích cầu thị trường.
Đối với Việt Nam, không ít người dân đã kỳ vọng việc đánh thuế bất động sản thứ hai sẽ xuất hiện trong Luật Đất đai 2024. Tuy nhiên, quy định này đã không kịp “cập bến” bộ luật cuối. Dẫu vậy, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư bất động sản Việt An Hoà, cho rằng, đây không phải là một tin tiêu cực.
“Hiện chúng ta vẫn chưa đánh giá được tác động của việc đánh thuế bất động sản thứ hai lên thị trường. Kể cả khi áp dụng, giá nhà đất hoàn toàn có thể tiếp tục tăng hoặc ngược lại. Vì vậy, nếu quyết định quá vội vàng, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng ‘dục tốc bất đạt’. Đây sẽ là vấn đề cần có thêm thời gian để kiểm nghiệm và phân tích”, ông Quang chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, việc đánh thuế bất động sản thứ hai có thể sẽ khiến suy giảm sức cầu, dẫn đến các hệ lụy khác về lâu dài cho nền kinh tế. Thậm chí, nếu không cẩn thận, các lỗ hổng pháp lý sẽ hình thành. Ví dụ, người sở hữu nhiều nhà đất có thể lách thuế bằng cách nhờ người thân đứng tên hộ hoặc chủ nhà tăng giá thuê để bù đắp chi phí cấu thành từ việc đóng thuế…
-
“Chọn mặt gửi vàng” tại miền đất mới, nhà đầu tư hưởng lợi nhuận vượt kỳ vọng -
Vị trí hồng tâm nâng tầm giá trị cho Vincom Shophouse Diamond Legacy -
MIK Group chuẩn bị ra mắt 2 tòa căn hộ cao cấp phân khu The Sola Park -
Hà Nội dồn lực triển khai vành đai 4 Thủ đô, bất động sản dọc hai bên đường hưởng lợi -
Căn hộ nghỉ dưỡng vịnh Bái Tử Long: Đầu tư an toàn, sinh lời hấp dẫn -
Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh -
Đặc quyền tận hưởng chuỗi bộ sưu tập “chuẩn 5 sao” của cư dân The Opus One
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
-
Quảng Nam: “Chuyện lạ” tại Dự án Khu dân cư mới 2A -
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm