
-
Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch từ ngày 1/7/2025
-
Những thay đổi về thủ tục đất đai từ ngày 1/7/2025
-
Doanh nghiệp địa ốc dùng nhiều chiêu tạo sốt ảo
-
Bất động sản nghỉ dưỡng vào guồng sau thời gian “ngủ đông” -
Hàng loạt dự án địa ốc phía Nam được gỡ vướng -
Thuế phải đánh trúng nhóm đầu cơ bất động sản; Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội -
Một phần dự án NovaWorld Phan Thiet của Novaland được chuyển hình thức trả tiền thuê đất
- Giảm lãi suất là “liều thuốc bổ”, song doanh nghiệp bất động sản cần nhiều hơn thế
- Thông tư 03/2021/TT-NHNN: Sửa càng nhanh càng tốt, doanh nghiệp và ngân hàng đều "xanh xao" vì nợ
- Sửa Thông tư 03/2021/TT-NHNN: Kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm 6 tháng
- Ngân hàng khóc dở mếu dở trước làn sóng đòi giảm lãi suất
![]() |
HoREA đề nghị ngân hàng đưa doanh nghiệp bất động sản vào nhóm đối tượng được giãn, hoãn trả nợ. |
Bất động sản ít được hỗ trợ vì thuộc lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch CoViD-19 của Ngân hàng Nhà nước.
HoREA cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra dự thảo này rất cấp thiết, đáp ứng được nguyện vọng của doanh nghiệp.
Hiệp hội cũng đánh gia cao các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng triển khai hai năm qua: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay cho khoảng gần 800.000 khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, Hiệp hội lại cho rằng, hầu như các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.
Do đó, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước khi sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 02/04/2021) về cơ cấu nợ cho doanh nghiệp cần cho phép các ngân hàng thương mại được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng, bao gồm cho cả doanh nghiệp bất động sản và hộ gia đình, cá nhân. Thời hạn cơ cấu nợ kéo dài đến 30/06/2022 như dự thảo.
HoREA đặc biệt nhấn mạnh, các ngân hàng thương mại cần hỗ trợ cho khách hàng được vay vốn mới, trong đó có doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Việc được tiếp cận các khoản vay mới, chi phí rẻ sẽ giúp doanh nghiệp để có thêm thời gian phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.
Thứ hai, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên. Đề xuất này được HoREA đưa ra dựa trên công thức lãi vay bằng giá vốn đầu vào của ngân hàng cộng với NIM 2-3%/năm.
Kẹt tiền, mất thanh khoản, nợ xấu ngày càng lớn
Theo HoREA, sau gần 2 năm chống chọi với Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản đã dần kiệt sức, thậm chí có một số doanh nghiệp lâm vào cảnh sức cùng lực kiệt, nguồn lực bị bào mòn, có nguy cơ bị phá sản, nếu không được Nhà nước hỗ trợ kịp thời thêm.
“Hiệp hội nhận thấy, lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 7-8% GDP cả nước và có liên quan đến hơn 35 ngành nghề khác nhau và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Do vậy, Nhà nước cần có cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt qua cơn bão đại dịch Covid-19 lần này, để tiếp tục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho các tầng lớp nhân dân”, văn bản của Hiệp hội đề nghị.
Theo HoREA, việc thực hiện giãn cách xã hội diện rộng khiến doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn bủa vây, trong đó, khó khăn nhất là thiếu dòng tiền. Việc thiếu “ô-xy dòng tiền” có thể làm cho doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức, do không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động, không còn tiền để “cầm cự” qua giai đoạn quá khó khăn này, do các dự án không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, thiếu sản phẩm trong lúc thị trường bị “đứng hình”, giao dịch bị sụt giảm mạnh, không bán được sản phẩm, doanh số bán hàng bị “rơi thẳng đứng”, không thể huy động được vốn như trước đây.
Trong công văn gửi Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản TP.HCM cho hay, lãi vay vừa qua giảm chưa như kỳ vọng trong khi doanh nghiệp vẫn phải đều đặn trả lãi vay cho ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp đã phải “vay nóng” để trả lương, trả lãi ngân hàng, duy trì hoạt động tối thiểu...
Do đó, nếu không được tiếp cận vốn mới, doanh nghiệp bất động sản sẽ đứng trước nguy cơ mất thanh khoản,“chết trên đống tài sản” của chính mình (có tài sản nhưng chưa bán được dẫn đến “thiếu dòng tiền”.
“Được tiếp cận tín dụng trong lúc này hơn lúc nào hết chính là “ô-xy tín dụng” cấp cứu cho doanh nghiệp và phải trông cậy vào “máy trợ thở dòng tiền” từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA khẳng định.
Tỏ ra thấu hiểu với khó khăn riêng của ngân hàng thương mại, song HoREA cho rằng, trong bối cảnh hầu hết doanh nghiệp khó khăn thua lỗ mà ngân hàng lãi to là phản cảm. Vì vậy, HoREA đề nghị ngân hàng và doanh nghiệp cần cùng nhau giải quyết hài hoà lợi ích của các bên.
-
Hà Nội có thêm 463 căn nhà ở xã hội tại huyện Hoài Đức -
TP. Thái Bình giải phóng mặt bằng hơn 76 ha đất, sẵn sàng cho phát triển đô thị sau sáp nhập -
Kỷ lục tại Tây Bắc TP.HCM: Hơn 2.000 căn của Vinhomes Green City đã có chủ chỉ sau 24h -
Masterise Homes khẳng định vị thế dẫn dắt xu hướng bất động sản hàng hiệu tại thị trường Việt Nam -
Shophouse mặt đại lộ tại Hoang Huy New City: Định nghĩa bằng giá trị dài hạn -
Nghệ An: Hoàn thành các Tiểu dự án Hạ tầng trước ngày 30/9/2025 -
Flamingo Golden Hill: Lợi nhuận cho thuê ổn định từ cộng đồng chuyên gia quốc tế
-
1 Thuế giá trị gia tăng giảm 2%, giá xăng giảm nhẹ từ 0 giờ ngày 1/7/2025
-
2 Tự do chọn cơ sở khám chữa bệnh ban đầu trên toàn quốc từ 1/7
-
3 Doanh nghiệp không bắt buộc phải thay đổi, cập nhật lại địa chỉ kinh doanh sau sáp nhập
-
4 Khai mở những tuyến đường kết nối các địa phương sáp nhập
-
5 Giải ngân đầu tư công bứt tốc
-
Khởi tố vợ chồng giám đốc công ty sản xuất gần 70.000 chai dầu gió giả tại TP.HCM
-
Triệt phá đường dây tổ chức, đánh bạc trá hình qua đại lý xổ số
-
Tiếp tục đề nghị 2.573 trái chủ Vạn Thịnh Phát nhanh nộp hồ sơ để nhận tiền
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Giang
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Hisense giới thiệu sức mạnh công nghệ AI với thông điệp "AI Your Life"
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn