Sáng nay (26/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương hỗ trợ vốn nhà nước để tăng vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ nguồn ngân sách nhà nước.
Đang nỗ lực kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay, song Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, sức ép với lãi suất đang ngày càng lớn. Tín dụng đang tăng nhanh, trong khi tiền gửi tiết kiệm bị cạnh tranh gay gắt từ các kênh đầu tư khác, như bất động sản, vàng, chứng khoán…
Sau hơn 1 tháng triển khai, chương trình khuyến mại “Hành trình sum vầy, mở ra Tết” của VPBank đã thu hút hàng trăm nghìn lượt chơi với rất nhiều phần quà giá trị đã có chủ.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính tăng cường kiểm tra công tác sử dụng hóa đơn, chứng từ trong hoạt động kinh doanh vàng và đề nghị Bộ Công an phối hợp hạn chế tình trạng đầu cơ trục lợi, nhập lậu vàng.
Năm 2024, các ngân hàng tiếp tục được khuyến khích chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, làm dày bộ đệm vốn. Cổ phiếu ngân hàng cũng được dự đoán sẽ hút dòng tiền nhờ triển vọng khả quan.
Ông Nguyễn Văn Hương, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Bán lẻ, Ngân hàng OCB cho rằng, năm 2024 sẽ có nhiều điểm sáng kích cầu tín dụng, từ đó tạo lực đẩy tăng trưởng tín dụng nói chung. Đặc biệt, bối cảnh lãi suất cho vay đang rất thấp là một trong những nhân tố kéo cầu tín dụng trong thời gian tới.
Đã có quy định Chủ tịch HĐQT của một ngân hàng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Chủ tịch Hội đồng thành viên… của doanh nghiệp khác song thực tế vẫn có tình trạng lách quy định, từ đó “nắn” tín dụng cho sân sau.
Nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau trước khi Quốc hội thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) là can thiệp sớm, hỗ trợ tiếp cận tín dụng với ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt và các biện pháp kiểm soát đặc biệt.
Sáng nay (18/1), với 91,25% đại biểu tán thành, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) chính thức được thông qua. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024 ngoại trừ một số quy định đặc biệt.