
-
Thị trường bất động sản kiên nhẫn chờ cú hích
-
Nhiều công ty địa ốc phải dừng hoạt động vì hết tiền
-
Giới thượng lưu lựa chọn sản phẩm bất động sản như thế nào?
-
Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á -
Đắk Lắk: Nhiều chính sách ưu đãi xây nhà ở xã hội -
Điểm danh các dự án chung cư “trình làng” dịp cuối năm -
Đà Nẵng: Dự án Khu biệt thự sinh thái phía Tây đang vướng diện tích đất lúa
![]() |
Bên ngoài Dự án Kenton Node đã bắt đầu được thay đổi nhận diện bằng thương hiệu Novaland. Ảnh: T.T |
Lượng cung mới chờ bùng nổ
Novaland vừa khiến các thành viên trên thị trường địa ốc phải bất ngờ khi hàng rào xung quanh Dự án Kenton Node (Nhà Bè) đã được thay đổi nhận diện bằng thương hiệu Novaland.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, Kenton Node do Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên làm chủ đầu tư, được khởi động từ năm 2002, với tên gọi Kenton Residence, nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ. Dự án có tổng diện tích 9,1 ha, với 3 phân khu Plaza, Sky Villa và Residences.
Tại thời điểm đó, tổng vốn đầu tư cho dự án này là 300 triệu USD, tương đương 4.900 tỷ đồng, dự kiến bàn giao nhà vào năm 2011. Nhưng đến năm 2011, Dự án bất ngờ “đắp chiếu”. Đến năm 2018, Ngân hàng BIDV và MSB bơm vốn thêm 1.060 tỷ đồng để Công ty Tài Nguyên tiếp tục triển khai, nhưng nửa năm sau, Kenton Node lại một lần nữa nằm bất động cho đến nay.
Một dự án khác cũng gây xôn xao thị trường địa ốc TP.HCM là Khu căn hộ Thái Bình Plaza nằm tại số 800 - Đồng Văn Cống (TP. Thủ Đức, TP.HCM). Dự án do Công ty TNHH Đá xây dựng Bình Dương làm chủ đầu tư. Đây vốn là dự án chung cư cao cấp, diện tích 14.000 m2, bao gồm 5 block chung cư với 360 căn hộ.
Thái Bình Plaza đi vào hoạt động từ năm 2010, nhưng việc bán hàng không khả quan. Chủ đầu tư đã xin chuyển đổi công năng Dự án thành Bệnh viện Đa khoa Phúc An Khang với quy mô 500 giường. Tuy nhiên, hoạt động khoảng 2 năm, thì Bệnh viện tuyên bố đóng cửa.
Sau khi về tay Công ty cổ phần Tập đoàn Hasco, các tòa nhà của Bệnh viện Phúc An Khang sẽ được chuyển đổi công năng thành chung cư hạng sang mang tên Swiss Belresidences Upper East Saigon (tên gọi khác là 360 Upper East Saigon Swiss Belresidences), dự kiến hoàn thiện vào quý III/2023.
Bên cạnh nguồn cung mới được bổ sung từ những dự án được hồi sinh, nhiều doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM cũng bắt đầu đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa ra thị trường nhiều dự án mới.
Sau khi mở bán thành công toàn bộ 166 căn hộ Flora Mizuki MP9-MP10, Tập đoàn Nam Long dự kiến ra mắt thị trường Dự án căn hộ Flora Panorama tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) trong quý I/2022. Dự án có quy mô khoảng 400 căn, với giá bán dự kiến khoảng 50 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn triển khai thêm một dự án khu căn hộ biệt lập cao cấp tại Khu đô thị Akari City giai đoạn II ở khu Tây TP.HCM, với khoảng 1.600 được đưa ra thị trường.
Tương tự, Tập đoàn Bất động sản Vạn Phúc cho biết đang đẩy nhanh tiến độ để ra mắt 1.000 căn hộ chung cư cao cấp tại Dự án Van Phuc City vào giữa năm 2022.
Còn hàng dài dự án nằm chờ
Việc các doanh nghiệp địa ốc trở lại và công bố nhiều dự án mới được xem là tín hiệu tích cực cho nguồn cung căn hộ tại TP.HCM thời gian tới. Nhưng trên thực tế, lượng cung của một số doanh nghiệp nói trên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn của người dân.
Nguồn cung khan hiếm vì nhiều lý do và hầu hết ngoài tầm với của doanh nghiệp, như những điểm nghẽn pháp lý về đất công xen cài, dự án phải có nguồn gốc đất ở, những cuộc thanh kiểm tra kéo dài…
Nhìn lại thị trường giai đoạn 2015 - 2020, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, có khoảng 95% tổng số dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư, nên không thể triển khai thực hiện được dự án do không có 100% đất ở.
Theo quy định hiện nay, để được xác định làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hoặc có quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác.
HoREA cho rằng, cần bổ sung trường hợp nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” vào khoản 1, Điều 23, Luật Nhà ở 2014, theo đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 535/TTr-CP ngày 1/12/2021. Lý do là, việc không bổ sung hình thức sử dụng đất khác không phải là đất ở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại vào khoản 1, Điều 23, Luật Nhà ở 2014 dẫn đến không thống nhất, không đồng bộ, không liên thông với một số quy định pháp luật hiện hành, nên chưa tháo gỡ được ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng cho nhiều dự án nhà ở thương mại.
“Chỉ cần gỡ bỏ nước nút thắt này, hàng loạt dự án tại TP.HCM sẽ được vận hành bình thường, giảm thiểu tình trạng thiếu cung như hiện nay”, ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.
-
Điểm danh các dự án chung cư “trình làng” dịp cuối năm -
Đà Nẵng: Dự án Khu biệt thự sinh thái phía Tây đang vướng diện tích đất lúa -
Nhu cầu M&A ở các phân khúc trong thị trường bất động sản đều rất tiềm năng -
"Chúng tôi đã ở Việt Nam đủ lâu để thấy thời điểm này đủ tốt để phát triển" -
Thị trường bất động sản Quảng Nam gần như rơi vào trạng thái ngủ đông -
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư -
Đường Đồng Khởi và Tràng Tiền ở Việt Nam lọt nơi bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/12
-
2 Bất động sản Việt Nam lọt "mắt xanh” của các nhà đầu tư châu Á
-
3 “Bà trùm” Trương Mỹ Lan phù phép rút ruột cả triệu tỷ đồng từ SCB - Bài 3: Tầng 39 bí ẩn và mật mã trên hồ sơ vay tiền
-
4 HoREA đề nghị loạt giải pháp gỡ khó, Hiệp hội ngân hàng khẳng định không cho vay bằng mọi giá
-
5 Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ - Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi
-
Bảo hiểm PJICO được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính “aaa.VN” cao nhất Việt Nam
-
Bia Saigon và sứ mệnh nâng tầm vị thế thương hiệu bia của người Việt
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số