
-
Nghịch lý người giàu đi mua nhà ở xã hội
-
Thông tin về cầu Tứ Liên vượt sông Hồng vừa được khởi công, dự kiến hoàn thành vào năm 2027
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động -
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025
![]() |
Với những quy định mới về đất đai, thị trường bất động sản kỳ vọng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ Việt kiều Ảnh: Lê Toàn |
Những quy định của các luật liên quan đã được thông qua về đất đai, nhà ở, bất động sản tạo cách tiếp cận thống nhất, đồng bộ để bảo đảm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam có quyền sử dụng đất, quyền kinh doanh bất động sản như công dân trong nước. Điều này cho thấy, người Việt Nam ở nước ngoài là một phần không thể tách rời của đất nước Việt Nam.
Luật Đất đai mới quy định công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai, chứ không chỉ có quyền đối với đất ở như công dân Việt Nam ở trong nước.
Với quy định mới, Việt kiều được phép đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua và đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại các dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật.
Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, song chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, thừa kế, tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, hoặc chỉ nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
Quy định này dẫn tới hạn chế về quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế đất ở ngoài dự án phát triển nhà ở, quyền xây dựng và sở hữu nhà ở trên đất ở ngoài dự án phát triển nhà ở.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, với những quy định mới, Việt kiều dễ dàng sở hữu bất động sản trong nước hơn.
“Trước đây, mặc dù quy định cho phép Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam, nhưng nhiều người phải ủy quyền cho người thân làm chủ sở hữu tài sản. Vì lo ngại thủ tục, quy định phức tạp, nhiều Việt kiều ngần ngại khi mua bất động sản trong nước”, ông Hậu nói.
Việc sửa đổi tạo sự bình đẳng giữa cá nhân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài trong việc đầu tư, kinh doanh bất động sản. Khi mua nhà và có các quyền như công dân trong nước, người Việt định cư ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam sẽ chuyển tiền về để đầu tư, mua nhà tại Việt Nam. “Như vậy, thị trường bất động sản sẽ có nhu cầu rất lớn từ kiều bào về nhà ở cao cấp”, ông Hậu nhận định.
Hơn 19 tỷ USD kiều hối đã chảy vào Việt Nam trong năm 2023. Con số này tương đương với năm 2022. Dự báo năm 2024, kiều hối sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái.
Từ năm 2012 đến nay, lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt bình quân trên 10 tỷ USD/năm, trong đó khoảng 1/4 được đổ vào bất động sản.
Trong khi đó, ông Mai Hải, chuyên viên môi giới bất động sản cho người nước ngoài cho biết, trong thị trường nhà đất, đất nền là phân khúc vững chắc, bền vững, thu hút nhiều kiều
hối nhất.
“Nhà gắn liền với đất có giá trị tích lũy rất lớn, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng, nên các sản phẩm bất động sản như đất nền, nhà liền kề, nhà phố thương mại hấp dẫn nhất với Việt kiều, do nguồn tài chính dồi dào”, ông Hải nói.
Thị trường đông dân và lợi nhuận cao được đánh giá là hấp dẫn để kiều hối đổ vào bất động sản Việt Nam. “Tỷ lệ Việt kiều mua nhà ở Việt Nam ngày càng tăng. Lợi nhuận cho thuê ở Việt Nam cũng khá hấp dẫn, ở mức 5 - 7%, cao hơn các thị trường phát triển như Australia hay Mỹ”, ông Hải cho biết.
Theo Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, thời gian tới, lượng kiều hối sẽ dồi dào do cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng gia tăng cả về số lượng người lẫn địa bàn sinh sống.
Năm 2004, có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài. Đến nay, con số này tăng gấp ba, lên khoảng 7 triệu người, sinh sống tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Khoảng 80% Việt kiều sống và làm việc tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Australia, Canada, Pháp và hơn nửa triệu người làm việc thông qua các chương trình xuất khẩu lao động hoặc du học.
![]() |
-
Thị trường bất động sản đang chực chờ bùng nổ -
Khu vực nào đang hút vốn đầu tư trên thị trường bất động sản? -
Nhà đầu tư bất động sản luôn có cơ hội trong mọi điều kiện của thị trường -
VMI tạo “hầm trú ẩn mới” cho dòng vốn nhà đầu tư -
VMI - Lựa chọn lý tưởng để đa dạng hóa danh mục đầu tư trong thời kỳ biến động -
VMI - Cơ hội để các nhà đầu tư nhỏ lẻ liên kết vượt qua “bão” thị trường -
Tỷ phú thế giới kiếm lời hàng tỷ đô bằng cách nào?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/5
-
2 Bức huyết thư gửi tới Bác Hồ của người tử tù chỉ huy biệt động Sài Gòn
-
3 Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
4 Lập Hội đồng thẩm định Dự án tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Microvast tại CIBF 2025: Cung cấp năng lượng cho tương lai
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt