-
VietinBank hoàn tất chào bán gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 -
Góc nhìn TTCK tuần: 20-24/1: Tận dụng rung lắc, giải ngân một phần trước Tết -
Giảm thiểu gian lận thuế kinh doanh qua mạng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng
Sau tuần giao dịch khá tích cực tuần trước đó với sự giúp sức của dòng ngân hàng, tâm lý nhà đầu tư tỏ ra khá tích cực. Các chỉ số đồng loạt tăng điểm ngày từ đầu phiên trước sự nâng đỡ của nhiều nhóm ngành cổ phiếu. Tuy nhiên, sự hưng phấn không duy trì được lâu khi VN-Index đang tiến gần đến mốc điểm quan trọng 1.200.
Nhóm cổ phiếu nâng đỡ thị trường trong các tuần đầu của năm 2024 là ngân hàng đang có sự phân hóa dần trở lại, trong khi nhóm chứng khoán dù nhiều đơn vị ra kết quả kinh doanh tích cực nhưng lại tiếp tục điều chỉnh tích lũy. Trong khi đó, dòng tiền lại luân chuyển sang nhóm ngành thép.
Áp lực bán ngày một gia tăng khiến các chỉ số kết phiên sáng trong sắc đỏ. Sắc đỏ duy trì trong cả nửa đầu phiên chiều. Trong đó, nhóm thép vẫn ghi nhận lực cầu tốt và giúp nâng đỡ thị trường chung. Tuy nhiên, đà tăng của nhóm thép về cuối phiên cũng bị chững lại do dòng tiền lại luân chuyển nhịp nhàng sang nhóm bất động sản. HPG phiên hôm nay dẫn dắt nhóm thép đi lên khi tăng 1,8% và khớp lệnh đến hơn 66 triệu cổ phiếu. Động lực giúp HPG tăng là nhờ thông tin tích cực về kết quả kinh doanh mới được công bố. Theo đó, quý IV/2023, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 34.925 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 2.969 tỷ đồng, tăng 48% so với quý trước. Lũy kế cả năm 2023, Hòa Phát đạt 120.355 tỷ đồng doanh thu, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế là 6.800 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 85% kế hoạch năm.
Các cổ phiếu cùng ngành thép khác cũng tăng tốt như POM tăng 6,3%, SMC tăng 4,7%, HSG tăng 2,4%...
Nhóm gây bất ngờ trong phiên hôm nay là bất động sản, sau phần lớn thời gian giao dịch lình xình thì với sự bứt phá của NVL, dòng tiền lan tỏa đến nhiều mã khác. NVL phiên hôm nay tăng 5,5% và khớp lệnh hơn 32,5 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, PDR cũng tăng 1,4%, DIG tăng 2,1%, CII tăng 1,4%...
Nhóm ngân hàng dù có sự phân hóa nhưng vẫn ghi nhận một số mã giao dịch tích cực như trường hợp của ACB khi tăng 1,3%, EIB tăng 0,5%, VPB tăng 0,5%... Trong khi đó, áp lực xuất hiện từ các mã như LPB, VCB, STB hay BID.
Đối với nhóm chứng khoán, giao dịch về cuối phiên cũng có sự khởi sắc hơn. MBS tăng 3%, TVB được kéo lên mức giá trần. BSI tăng trở lại 2,1%, HCM cũng tăng 1,8%...Kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán đã được công bố và nhiều đơn vị như SSI, VND… ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ.
Trong nhóm khu công nghiệp, KBC gây bất ngờ khi giảm 2,5% và khớp lệnh 17,8 triệu cổ phiếu. KBC trong phiên sáng bất ngờ bị bán thẳng xuống mức giá sàn 29.350 đồng/cp dù mức giá cao nhất trong phiên lên đến 31.700 đồng/cp. Việc KBC bất ngờ bị bán mạnh khiến hàng loạt cổ phiếu khu công nghiệp khác bị nhà đầu tư thận trọng theo. Trong đó, SZC giảm 1,5%, GVR giảm 1,2%, ITA giảm 0,5%.
HPG là đầu tàu kéo VN-Index tăng điểm |
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,36 điểm (0,12%) lên 1.182,86 điểm. Toàn sàn có 246 mã tăng, 223 mã giảm và 119 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,29 điểm (0,13%) lên 229,77 điểm. Toàn sàn có 77 mã tăng, 83 mã giảm và 68 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,25 điểm (0,29%) lên 87,72 điểm.
HPG là mã đóng góp nhiều nhất cho VN-Index với 0,71 điểm. Tiếp sau đó, NVL đóng góp 0,43 điểm. Chiều ngược lại, VCB gây áp lực nhiều nhất khi lấy đi 0,83 điểm. GVR cũng lấy đi của chỉ số này 0,25 điểm.
Thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE tăng 15% từ mức thấp của phiên trước lên 16.000 tỷ đồng. Trong đó, HPG khớp lệnh mạnh nhất thị trường với 66 triệu cổ phiếu. NVL đứng sau với 32,6 triệu cổ phiếu. SHB và MBB khớp lệnh lần lượt 32 triệu cổ phiếu và 29 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị khoảng 468 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã PC1 với 137 tỷ đồng. CTG và STB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 66 tỷ đồng và 64 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, SSI bị bán ròng mạnh nhất với 70 tỷ đồng. VHM và MSN cũng bị bán ròng lần lượt 31 tỷ đồng và 24 tỷ đồng.
-
Chứng khoán VPS: Dư nợ margin cao kỷ lục, báo lãi gần 1.100 tỷ đồng -
Lãi từ cho vay margin tăng vọt, KAFI vẫn chưa hoàn thành kế hoạch năm -
Khó dò đường cho thị trường vàng thế giới năm 2025 -
BSR chính thức niêm yết HoSE, vốn hóa hơn 66.970 tỷ đồng -
Cổ phiếu công nghệ bứt phá, VN-Index tăng gần 7 điểm -
VNSC by Finhay hoàn tất phân phối 300 tỷ đồng trái phiếu Chứng khoán DNSE -
Giá cổ phiếu BIG trượt dài, trong khi lãnh đạo đồng loạt bán ra
- Tập đoàn YTL cam kết đầu tư dài hạn tại Việt Nam
- ELCOM (ELC) liên tiếp trúng thầu nhiều dự án trọng điểm với tổng giá trị hơn 300 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng